F0 nên uống thuốc gì? Lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19

Minh LT 2022-03-10 23:50
- F0 uống thuốc gì để chấm dứt nhanh các triệu chứng Covid-19, khỏi bệnh và hạn chế tổn thương cho phổi cũng như cơ thể? Xem ngay bài viết để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!

Thay vì phải điều trị trực tiếp tại các bệnh viện chuyên khoa như trước đây thì việc các F0 (người mắc Covid-19) với các triệu chứng bệnh nhẹ tự điều trị bệnh tại nhà không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, không ít F0 và người nhà F0 vẫn còn lúng túng trong việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19. Không biết F0 nên uống thuốc gì để chấm dứt nhanh các triệu chứng Covid-19. 

F0 uống thuốc gì?

Hiện nay các loại thuốc dành cho đối tượng là người mắc bệnh Covid (F0) được chia thành 2 nhóm chính bao gồm: thuốc điều trị các triệu chứng Covid-19 (sốt, ho, sổ mũi,... ) và thuốc đặc trị Covid-19.

Trong đó, đối với nhóm thuốc điều trị các triệu chứng Covid-19, người bệnh có thể tự sử dụng mà không bắt buộc cần có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với nhóm thuốc đặc trị Covid-19, cho đến thời điểm hiện tại, người bệnh chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không mua và sử dụng theo cảm nhận của bản thân.

Nhóm thuốc điều trị các triệu chứng Covid-19

Như đã nói ở trên, thuốc điều trị các triệu chứng Covid-19 là nhóm thuốc mà các F0 có thể mua và sử dụng trong quá trình điều trị Covid-19 tại nhà với mục đích là điều trị các triệu chứng Covid-19 mà người bệnh đang gặp phải. Bao gồm:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt được khuyến khích dùng cho các F0 như: Paracetamol, Efferalgan, Panadol,... có tác dụng hạ sốt (lưu ý chỉ nên sử dụng khi sốt trên 38,5 độ C), giảm đau đầu, đau cơ… ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc hạ sốt

F0 uống thuốc gì? Thuốc hạ sốt

Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của dược sĩ/nhân viên y tế hoặc theo hướng dẫn đi kèm với thuốc đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng khoảng cách thời gian dùng thuốc. Thông thường với thuốc giảm đau, hạ sốt, bạn nên uống các liều cách nhau khoảng 4-6 giờ, trong trường hợp vẫn còn đau hoặc sốt trên 38,5 độ C.

Đối với trẻ nhỏ cần mua loại thuốc dành riêng cho trẻ nhỏ (gói bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch,....). Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc dành cho người lớn, tránh tình trạng quá liều hoặc không đủ để hạ sốt cho trẻ.

Lưu ý: Trường hợp đã dùng thuốc hạ sốt mà nhiệt độ không hạ hoặc hạ ít, không được uống tăng liều, không được uống tiếp khi chưa đến thời gian quy định. Có thể kết hợp với cách hạ sốt tự nhiên như chườm ấm cổ, nách, bẹn,... hoặc gọi cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Thuốc giảm ho, giảm đau họng

Đối với trường hợp F0 bị ho, đau rát họng có thể sử dụng các loại thuốc ho thảo dược hoặc áp dụng các biện pháp chữa ho, đau rát họng tự nhiên như: uống mật ong với nước chanh ấm, ngậm chanh đào ngâm mật ong.

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc giảm ho

F0 uống thuốc gì? Thuốc giảm ho

Trường hợp F0 bị ho khan gây mệt, ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể sử dụng thuốc giảm ho như  dextromethorphan hoặc thuốc chống dị ứng như chlopheniramin, alimemazine,… 

Với thuốc chống dị ứng, người bệnh nên uống vào buổi tối vừa giúp giảm ho vừa an thần, giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon hơn. Ngoài giảm ho, an thần, thuốc chống dị ứng cũng có thể giúp giảm hắt hơi, sổ mũi và ngứa.

Trường hợp F0 bị ho có đờm thì có thể sử dụng các loại thuốc làm loãng đờm như ambroxol, bromhexin… hoặc thuốc kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin.

Lưu ý: Trường hợp ho khan và ho có đờm nên được sử dụng thuốc điều trị khác nhau. Tham khảo tư vấn của bác sĩ/dược sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất.

3. Thuốc chữa nghẹt mũi

Nghẹt mũi cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh Covid-19, khiến người bệnh khó thở và mệt mỏi.

Để chữa nghẹt mũi, người bệnh có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Cách này sẽ giúp làm sạch mũi, làm thông thoáng mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của virus.

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc chữa nghẹt mũi

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc chữa nghẹt mũi 

Trường hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý không hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc thông mũi (thuốc co mạch) xịt hoặc nhỏ mũi như: Naphazolin, oxymetazoline,… 

Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc co mạch, nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ.

Ngoài các loại thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc giảm ho, đau họng; thuốc chữa nghẹt mũi thì người bệnh Covid-19 cũng có thể sử dụng thêm một số loại thuốc khác tùy theo triệu chứng Covid-19 cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân như: thuốc tiêu chảy, các thuốc bệnh nền trong trường hợp F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần).

Bên cạnh đó, người bệnh Covid-19 cũng nên bổ sung thêm các loại thuốc tăng sức đề kháng, vitamin C, uống nhiều nước (nước thường, nước điện giải, nước ép trái cây,...) để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị Covid-19 cũng như tăng khả năng phục hồi cơ thể.

Nhóm thuốc đặc trị Covid-19

Nhóm thuốc đặc trị Covid-19 bao gồm các loại thuốc điều trị bệnh Covid-19 và cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

1. Thuốc kháng virus

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, thuốc kháng virus được chỉ định dùng cho người bệnh Covid-19 từ 18 tuổi trở lên, với mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thuốc kháng virus được khuyến cáo sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Người bệnh Covid-19 cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc kháng virus

F0 nên uống thuốc gì? Thuốc kháng virus

Các loại thuốc kháng virus ó thể được chỉ định dùng cho F0 gồm:

  • Favipiravir 200mg hoặc 400mg.
  • Molnupiravir 200 mg hoặc 400 mg.

2. Thuốc corticosteroid chống viêm

Thuốc corticosteroid chống viêm được khuyến cáo không sử dụng cho F0 điều trị tại nhà và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc corticosteroid có thể được chỉ định dùng cho F0 gồm:

  • Dexamethason dạng viên nén 0.5mg.
  • Methylprednisolon dạng viên nén 16mg.

3. Thuốc chống đông máu

Đây cũng là một trong những loại thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho F0 điều trị tại nhà và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc chống đông máu có thể được chỉ định dùng cho F0 gồm:

  • Rivaroxaban dạng viên nén 10mg.
  • Apixaban dạng viên nén 2.5mg.

Một số lưu ý cho F0 khi dùng uống thuốc điều trị Covid-19

  • Đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng các khuyến nghị về liều lượng cũng như khoảng cách dùng thuốc.
  • Đảm bảo thuốc không tương tác bất lợi với bất cứ loại thuốc nào khác mà người bệnh đang sử dụng (không liên quan đến việc điều trị Covid-19).
  • F0 điều trị tại nhà chỉ sử dụng nhóm thuốc điều trị triệu chứng Covid-19, không tự ý sử dụng các loại thuốc đặc trị khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý tăng/giảm liều lượng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ chuyên khoa.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp.
  • Tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích trong thời gian điều trị Covid-19.

Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi F0 nên uống gì rồi phải không nào? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng Covid-19 cũng như hạn chế những nguy cơ không tốt cho cơ thể do Covid-19 gây ra. Chúc các bạn sớm khỏe và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mách bạn cách ẩn thông tin không muốn theo dõi trên Facebook