5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa chị em cần nắm rõ
Bệnh phụ khoa là bệnh gì?
Đa phần những chị em phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần. Có một số người ngại chia sẻ và tự ý mua thuốc bằng cách tự tìm hiểu mà không qua thăm khám bác sĩ. Từ đó, không ít chị em đã phải sống chung với bệnh, triệu chứng dai dẳng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh phụ khoa là cách nói chung của các bệnh liên quan tới cơ quan sinh dục của phụ nữ. Âm hộ gồm các bộ phận như môi lớn, môi bé, vùng tiền đình,...vùng âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, hệ thống dây chằng,.. Bệnh này gây ra những khó chịu ở vùng kín gây bất tiện trong sinh hoạt, đã có không ít chị em bị thiếu tự tin khi gần gũi với chồng trong chuyện chăn gối. Vậy vậy khi nhận biết sớm chị em hãy chỉ động đi thăm khám để tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau.
5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa
Bệnh phụ khoa là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện những dấu hiệu như khí hư, huyết âm đạo bất thường, đau, ngứa,...để nhận biết bạn cần lưu ý tới một số đặc điểm như sau:
1.Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo hay xuất huyết tử cung bất thường, tình trạng này xảy ra ở phụ nữ khi máu chảy từ tử cung một cách bất thường và khác biệt với các đặc điểm của một chu kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng để bạn nhận biết tình trạng này đó chính là rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh có thể xuất hiện nhiều hơn, kéo dài trong nhiều ngày. Thậm chí không ra đúng như chu kỳ bình thường, chảy máu sau khi quan hệ, rối loạn tiểu tiện, vùng hạ vị bị đau nhức,...
2. Ra khí hư bất thường
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng chính là dịch tiết ra từ vùng âm đạo của chị em phụ nữ. Khí hư không chỉ có vai trò giữ ẩm vùng kín, tăng khả năng giữ thai,...mà còn giúp chị em biết tình trạng sức khỏe vùng kín có gặp phải các vấn đề nghiêm trọng nào không.
Nếu thấy khí hư có màu trắng đôi lúc ngả vàng nhưng không gây ngứa hay mùi hôi. Cũng tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà khí hư cũng có sự thay đổi, điều này như một tín hiệu để báo trước sự xuất hiện của chu kỳ hành kinh mới. Còn khí hư bất thường là khí hư ra nhiều hơn, từ màu trắng như trứng gà có thể chuyển thành vón cục và có màu vàng hoặc màu xanh có mùi hôi, chua rất khó chịu.
3. Đau trong và sau khi quan hệ xong
Một trong 5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa là bị đau trong và sau khi quan hệ. Đau rát, thậm chí là sưng vùng kín sau khi quan hệ xong thì dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, viêm nhiễm vùng kín hoặc vấn đề thể chất tâm lý. Nhiều chị em do ngại chia sẻ về tình trạng của mình nên đã có khuynh hướng chịu đựng, trì hoãn việc thăm khám. Từ đó, khiến cho tình trạng đau rát hoặc viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị.
4. Kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt hay chu kỳ kinh không đều chính là biểu hiện của việc phóng noãn và rụng trứng. Mỗi tháng các chị em đều phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt, và thường thì một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28-32 ngày. Thời gian của chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ vào tháng tiếp theo.
Ngày hành kinh sẽ được tính là ngày ra huyết âm đạo, thông thường sẽ kéo dài trong thời gian từ ba đến bảy ngày tùy người. Đối với những người kinh nguyệt không đều có thể tới sớm hơn hoặc tới muộn hơn chu kỳ bình thường. Có nhiều trường hợp bị rong kinh, thưa kinh, khoảng 2-3 tháng mới có kinh nguyệt, thậm chí còn có những người vô kinh. Đây chính là biểu hiện của cơ thể thiếu nội tiết tố, có nguy cơ mắc phải các bệnh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy giảm dự trữ buồng trứng,...
5. Bị đau bụng kinh liên tục
Đau bụng kinh hay thống kinh là cơn đau bụng thường gặp ở nhiều chị em ohuj nữ khi tới ngày đèn đỏ. Cơn đau dữ dội thường kèm thêm các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh sản. Có hai dạng thống kinh đó là thống kinh nguyên phát và thứ phát, đối với thống kinh nguyên phát thì chị em sẽ có những cơn đau bụng dưới, đau dữ dội, thế nhưng khi thăm khám lại không phát hiện nguyên nhân nào.
Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em như có lạc nội mạc tử cung, có polyp tử cung, viêm hoặc u xơ tử cung, dính, có u buồng trứng, lạc vòng tránh thai thậm chí là ung thư cổ tử cung. Bởi vậy, cơ chế đau bụng kinh thứ phát sẽ tùy theo từng bệnh lý khác nhau ở chị em.
Mắc bệnh phụ khoa khi nào cần đến gặp bác sĩ
Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên thì bạn hãy đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện sản phụ khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Sẽ tùy vào dấu hiệu bất thường khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định thêm chẩn đoán như siêu âm, xét nghiệm âm đạo, nước tiểu, tế bào cổ tử cung,...
Nếu mắc bệnh chị em không nên e ngại mà tự ý điều trị dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, chị em nên lưu ý vệ sinh âm đạo đúng cách, không tự ý thụt rửa vào sau, không tự ý sử dụng các loại dung dịch có độ pH cao. Đồng thời, hãy chọn đồ lót thoải mái, không nên sử dụng đồ lót quá chật, ẩm ướt,...Những phụ nữ đã có gia đình nên đi khám bệnh phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất là một năm một lần để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nâng cao tiên lượng điều trị. Đồng thời, giúp chị em có một sức khỏe tốt và duy trì được khả năng sinh sản.
Bệnh phụ khoa để kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe phụ nữ. Mong rằng bài viết chia sẻ về 5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp ích cho bạn để nhận biết và phòng tránh một cách nhanh chóng.
Linh Linh(tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất