Thường xuyên đói, thèm ăn hãy cẩn trọng, có thể bạn đang mắc các bệnh này

2017-03-25 18:30
- Luôn luôn thèm ăn, cảm giác đói thường xuyên có thể cảnh báo bạn đang mang trong mình nhiều bệnh.

Thiếu dinh dưỡng

Dù bạn ăn rất nhiều nhưng nếu bữa ăn không có dinh dưỡng thì cảm giác đói sẽ đến rất nhanh. Do cơ thể không được cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, đường. Nếu bữa ăn chỉ toàn chất xơ thì bạn sẽ đói rất nhanh và cảm giác cồn cào trong dạ dày.

Bữa ăn phải có đủ chất béo lành mạnh, chất xơ và protein. Lúc đó, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn. Từ đó, cơ thể sẽ cảm giác no lâu. Mặt khác, khi cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng, bạn thường có xu hướng nghĩ đến món gì cũng thèm ăn và cảm giác ăn được rất nhiều.

Khi ăn quá nhiều đường trong bữa ăn, chưa hẳn đã tốt. Nó làm cho glucose tăng lên nhưng lượng đường này sẽ giảm nhanh khiến bạn thèm ăn hơn.

dấu hiệu thèm ăn

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể bạn đang thiếu năng lượng, việc ăn bữa sáng đầy đủ là cách để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu không ăn sáng, cơ thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, mất tập trung, thậm chí là hạ đường huyết.

Khi không ăn sáng thường xuyên, đường huyết giảm hay thay đổi thất thường cũng khiến bạn cảm giác đói. Khi đường huyết giảm, bạn sẽ cần nhiều năng lượng hơn để ổn định lại đường huyết. Hãy xem lại chế độ ăn hàng ngày, ăn đúng giờ, đúng bữa và tuyệt đối không bỏ bữa sáng.

Bệnh tiểu đường

Ngoài triệu chứng mệt mỏi, tiểu nhiều thì thèm ăn nhiều và liên tục, cảm giác đói thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do đường được đưa vào cơ thể thông qua đồ ăn thức uống. Theo nguyên tắc, tuyến tụy chuyển hóa thành năng lượng để phân phối khắp cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến tụy ở người tiểu đường sản sinh không đủ hoặc không có tác dụng nên insulin không chuyển hóa được đường mà đường lại vào máu khiến đường huyết tăng.

Lúc đó cơ thể phải đào thải đường qua đường nước tiểu khiến cho cơ thể cảm giác thiếu hụt năng lượng, luôn cảm giác đói.

Dấu hiệu nhiễm giun

Hiện nay, nhiễm giun không còn nhiều. Tuy nhiên, vẫn có người do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh nên giun, sán thường sống ký sinh trong cơ thể. Chúng bám vào thành ruột để hút dinh dưỡng, chất bổ mà chúng ta đưa vào từ thức ăn. Do vậy cơ thể bị thiếu chất nên luôn cảm giác đói.

Khi có dấu hiệu thường xuyên đói, bạn nên kiểm tra hệ tiêu hóa. Nếu có dấu hiệu nhiễm giun phải xin tư vấn của bác sĩ để có cách chữa trị hợp lý.

Vấn đề ở tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận quan trọng trong cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cho cơ thể cảm giác đói do quá trình trao đổi chất chóng mặt hơn bình thường. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng luôn thèm ăn, bạn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra hormone của tuyến giáp nhằm phát hiện những bất thường.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập đốt mỡ siêu đỉnh, cư dân mạng thử 2 tuần có ngay vòng 2 con kiến, vòng 3 nẩy nở