Sở thích là gì? Top 10 sở thích cá nhân giúp bạn thành công trong cuộc sống
Tin liên quan
Có lẽ ít nhiều, mỗi người đều có cho mình một hoặc nhiều sở thích riêng. Nhưng bạn đã bao giờ thực sự hiểu sở thích là gì? Việc theo đuổi một sở thích có quan trọng hay không? Ngay sau đây, Emdep sẽ giúp bạn giải quyết những băn khoăn này nhé!
Sở thích là gì?
Sở thích (hay còn gọi thú tiêu khiển) là những hoạt động hay mối quan tâm có tính cách đam mê được thực hiện thường xuyên hoặc theo thói quen vào thời gian rảnh rỗi nhằm đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong cuộc sống. Sở thích cũng chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định khiến tâm tư của họ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hoặc có động lực lớn để theo đuổi.
Sở thích tiếng Anh là gì?
Sở thích trong tiếng Anh gọi là hobby là những hoạt động thường làm trong thời gian rảnh rỗi mang lại sự thích thú, thư giãn, vui vẻ. Các sở thích phổ biến trong tiếng Anh là: sing (ca hát), listen to music (nghe nhạc), dancing (khiêu vũ), running (chạy bộ)...
Đối tượng của sở thích là gì?
Sở thích của mỗi người thường có đối tượng rất rộng và đa dạng. Một số người có sở thích với các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật như hội họa, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… Sở thích của một số người khác lại là thể thao như bóng đá, cầu lông… Nhiều người khác lại có sở thích thường thức như thưởng trà, thưởng trăng, chơi hoa, chơi chữ…
Trong khi đó, một bộ phận lại thích các trò thuần giải trí như chơi điện tử, xem ti vi, lướt internet, đọc truyện tranh… hoặc một số ít người khác thích sưu tập đồ cổ, đồ quý…
Nói chung, những người có sở thích như trên khi tham gia vào các hoạt động đó đều nhằm mục đích giải trí hoặc thư thái tinh thần và tham gia một cách tùy hứng cho vui chứ không phải bắt buộc như những người chuyên nghiệp để được trả thù lao.
Tầm quan trọng của sở thích
Giảm stress và thư giãn
Sở thích giúp bạn thoát khỏi áp lực công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày mang lại cảm giác thư thái, bớt căng thẳng vì khi làm những gì mình thích, ta sẽ không bị áp lực hay căng thẳng phải đạt được cái nọ, phải hoàn thành cái kia. Ngoài ra, khi tham gia vào hoạt động yêu thích, não bộ giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Do đó, sở thích cũng khiến não bộ và hệ thần kinh được cân bằng khi chúng ta đã phải đối diện với quá nhiều áp lực trong cuộc sống.
Phát triển kỹ năng
Theo đuổi sở thích thường đòi hỏi bạn luôn phải học hỏi, rèn luyện và vượt qua những thách thức. Để bắt đầu theo đuổi và có thể thực hiện sở thích của mình, thực chất, chúng ta đã học tính kiên nhẫn, kỷ luật tự giác, rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tư duy phản biện, đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Qua đó, bạn có thể phát triển các kỹ năng mới như sáng tạo, tư duy phản biện, hoặc kỹ năng thực hành cụ thể liên quan đến sở thích đó.
Chẳng hạn như bạn thích bơi lội, chắc hẳn không ai mới sinh ra là đã biết bơi, trong quá trình học bơi, bạn phải chăm chỉ luyện tập, kiên nhẫn luyện tập, kỷ luật tự giác, đặt mục tiêu biết bơi sau bao nhiêu ngày, tư duy cách bơi, chiến thuật bơi sao cho nhanh về đích nhất… Và những kỹ năng này còn giúp bạn ứng dụng để giải quyết các tình huống thực tế.
Sở thích thúc đẩy lòng tự trọng
Khi chúng ta yêu thích một hoạt động nào đấy, chúng ta sẽ muốn thực hiện nó thường xuyên và nhờ đó, ta sẽ có chuyên môn ở lĩnh vực đó. Cũng từ đó, ta có ý thức về việc phải trau dồi những kỹ năng chuyên môn đó để không thua kém bạn bè cùng sở thích. Đồng thời, nó cũng mang lại cho chúng ta cảm giác tự hào to lớn về thành quả mà mình đạt được
Tăng sự tự tin
Khi bạn tiến bộ trong sở thích của mình, cảm giác thành tựu sẽ tăng lên, dẫn đến sự tự tin cao hơn. Điều này có thể lan tỏa sang các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Sở thích giúp phát triển thể chất
Với các sở thích thể chất như thể dục dụng cụ, bơi lội, karate… bạn có thể vừa rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh thể chất, lại vừa học được những kỹ năng khác và giúp tinh thần thư thái, bớt căng thẳng
Sở thích giúp bạn có thêm bạn bè
Khi theo đuổi một sở thích, bạn cũng có thể tìm thấy cho mình những người bạn mới, những người cùng chung sở thích với mình trong hội nhóm, câu lạc bộ… Do đó, sở thích thường kết nối bạn với những người có cùng đam mê. Điều này tạo cơ hội gặp gỡ bạn mới, chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng mạng lưới xã hội của bạn.
Sở thích giúp bạn học hỏi, xua đuổi sự nhàm chán
Mong muốn giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực mà mình yêu thích sẽ thôi thúc bạn học hỏi, tìm hiểu về nó mỗi ngày. Sở thích cũng giúp bạn không cảm thấy nhàm chán trong những lúc rảnh rỗi.
Cân bằng cuộc sống
Sở thích cung cấp một kênh giải trí và thư giãn bên ngoài công việc và trách nhiệm. Điều này giúp tạo ra sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống cá nhân, dẫn đến sự hài lòng và hạnh phúc tổng thể cao hơn.
Gợi ý top 10 sở thích thú vị giúp bạn thành công trong cuộc sống
1. Yoga
Sở thích này đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm và cống hiến. Những người luyện tập và yêu thích yoga là những người giữ bình tĩnh tốt hơn trong những tình huống áp lực cao. Họ kiên trì và bền lòng ngay cả khi mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng xấu.
Vì vậy, khi đưa sở thích Yoga vào Cv xin việc nghĩa là bạn đang khẳng định với nhà tuyển dụng bạn có những phẩm chất này
2. Sở thích viết Blog
Những người thích viết lách và sở hữu một trang blog chỉn chu chứng tỏ người đó có mối quan tâm và kiến thức nhất định ở lĩnh vực nào đó. Đây là một yếu tố tốt để bạn có thể rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng và có những cơ hội việc làm tốt.
Hãy điền sở thích này vào hồ sơ xin việc của bạn nhưng chú ý về nội dung của trang blog mà bạn đang sở hữu. Trong những trường hợp sau, bạn không nên giới thiệu trang blog của mình:
- Bạn đã ngừng cập nhật những bài viết mới từ khá lâu và không cập nhật thường xuyên
- Blog của bạn có những nội dung gây hiềm khích hay xúc phạm
- Các bài viết không thể hiện được cá tính và tài năng của bạn
3. Các môn thể thao đòi hỏi sức bền
Sở thích với các môn thể thao đòi hỏi sức bền giúp bạn trở thành một người có khả năng quyết định nhanh chóng, hoàn thành tốt các dự án dài hạn và chịu được những áp lực trong hoàn cảnh bất lợi.
Một người có sở thích với các môn thể thao đòi hỏi sức bền chắc chắn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có những cơ hội việc làm tốt ở vị trí quản lý hoặc chuyên viên kinh doanh.
4. Các môn thể thao đồng đội
Sở thích chơi các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm tốt và chịu được áp lực tập thể cao. Sở thích này sẽ tạo ấn tượng tốt nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu tinh thần đồng đội hoặc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác
5. Các môn thể thao mạo hiểm
Người thích leo núi, nhảy dù, lướt ván… hay các môn thể thao mạo hiểm khác là những người can đảm và dám chấp nhận rủi ro. Đây cũng là một phẩm chất cần rèn luyện nếu muốn thành công, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn có đang đi ứng tuyển ở một công ty nào đó thì đây cũng là một sở thích ghi điểm với HR
6. Sáng tạo
Sở thích liên quan đến sáng tạo sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá cho những công việc yêu cầu trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo, phá cách, gây ấn tượng. Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn vừa có một sở thích để thư giãn, giải tỏa căng thẳng lại vừa giúp bạn thành công trong sự nghiệp.
7. Sản xuất video
Sở thích sản xuất video sẽ giúp bạn trở thành một người sáng tạo nhưng rất chỉn chu, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết, từng sản phẩm. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong bất cứ công việc nào. Nếu bạn có được sự cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu qua sở thích sản xuất video, chắc hẳn, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tốt.
8. Những trò chơi chiến thuật
Các trò chơi chiến thuật như cờ vua, sudoku… hay các trò chơi trí tuệ khác sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng xem xét thấu đáo và lập chiến lược để giải quyết vấn đề tốt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn hình thành khả năng suy nghĩ logic và có cái nhìn đa chiều với mọi vấn đề. Đây đều là những tố chất cần thiết giúp bạn thành công trong sự nghiệp.
9. Tham gia câu lạc bộ
Dù câu lạc bộ bạn đang tham gia là về chuyên môn hay sở thích cá nhân thì nó cũng giúp bạn trở thành một người chủ động. Đặc biệt, nếu bạn đang là chủ nhiệm hay giữ một vị trí cán bộ nào đó trong câu lạc bộ thì nó cũng thể hiện năng lực và uy tín của bạn. Điều này giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm của nhà tuyển dụng và có được những cơ hội việc làm tốt.
10. Hoạt động thiện nguyện, hoạt động cộng đồng
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng giúp bạn trở thành người chủ động, có khả năng phối hợp, làm việc nhóm và giao tiếp tốt. Hơn nữa, những người thường xuyên tham gia tình nguyện cũng rất giỏi đưa ra các ý tưởng mới và có tố chất trở thành những nhà lãnh đạo tài năng.
Do đó, sở thích này sẽ là một điểm cộng dành cho những người muốn ứng tuyển vào các vị trí quản lý, ngoại giao…
Một số câu hỏi thường gặp về "Sở Thích"
Đã bao giờ bạn tự hỏi lợi ích của sở thích là gì? Việc theo đuổi một sở thích nào đó có quan trọng không hay chỉ là vô bổ? Nếu như bạn để ý thì khi đi phỏng vấn ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ luôn hỏi bạn sở thích của bạn là gì?
Câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?” của nhà tuyển dụng
Đừng nghĩ rằng câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?” của nhà tuyển dụng chỉ là câu hỏi xã giao. Thông qua câu hỏi về sở thích của bạn, họ có thể biết được bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, có khả năng làm việc nhóm không, có đam mê với điều gì đó không, có phải là người kiên trì để hoàn thiện các kỹ năng không…
Vậy đâu là cách trả lời khôn ngoan cho câu hỏi sở thích là gì?
Cách trả lời câu hỏi "Sở thích của bạn là gì?" khi đi phỏng vấn
Dựa trên vị trí công việc mà bạn ứng tuyển để trả lời nhà tuyển dụng một sở thích phù hợp dù cho đó không phải là sở thích thực sự của bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển một công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì bạn có thể đề cập đến sở thích viết truyện ngắn. Nếu công việc đòi hỏi phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt thì bạn có thể nói bạn có sở thích chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ…
Nên tránh trả lời về các sở thích liên quan đến chính trị, phạm pháp hay nói thẳng rằng bạn chẳng có sở thích nào đặc biệt cả
Trả lời thế nào nếu bạn không có sở thích gì đặc biệt?
Sở thích rất đa dạng nhưng cũng rất đơn giản, mỗi người có một sở thích khác nhau nên không ai so sánh sở thích này với sở thích khác xem sở thích nào ý nghĩa hơn, giá trị hơn.
Do đó, dù bạn có những sở thích rất bình thường và không có gì đặc biệt thì bạn cũng đừng ngần ngại nói ra. Tuy nhiên, hãy nó về nó theo một cách đặc biệt, rằng cơ duyên nào khiến bạn thích nó, bạn có kỷ niệm gì với nó đặc biệt không… đồng thời nhấn mạnh rằng có thể sở thích của bạn không quá đặc biệt nhưng nó có giá trị với bản thân bạn và với cộng đồng, xã hội.
Ngoài ra, nếu bạn không có một sở thích nào thì cũng có thể kể lại một công việc bạn từng làm trong quá khứ bằng tất cả sự trân trọng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự thích công việc đó và rất muốn được làm lại nếu có cơ hội.
Cách bạn trả lời câu hỏi
Hãy trả lời sở thích của bạn đi cùng với một câu chuyện, một kỷ niệm với nó để gây ấn tượng và làm cho sở thích của bạn không bị lãng xẹt và giống với sở thích của rất nhiều người khác
Bạn cũng cần chú ý tránh kiểu trả lời “nhát một”, hỏi gì trả lời đúng 1 chi tiết. Hãy nói thêm, kể thêm để người phỏng vấn thấy bạn đang rất thiện chí.
Trên đây là những tổng hợp giúp bạn trả lời câu hỏi “sở thích là gì?”. Hãy bỏ túi ngay những kiến thức thú vị về chủ đề sở thích trên đây để sử dụng khi cần bạn nhé!
MIN (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất