OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

2023-12-25 10:00
- OEM là viết tắt của "Original Equipment Manufacturer" - thuật ngữ mô tả các công ty hoặc nhà sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc thành phần cho một công ty khác để sử dụng trong sản xuất cuối cùng của họ.

Nếu thường xuyên mua hàng thì cái tên OEM có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người rồi phải không nào? Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi OEM là gì hay hàng OEM là gì chưa? Nếu có và cũng đang cần tìm lời đáp cho câu hỏi này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây để có lời đáp cụ thể cho câu hỏi OEM là gì cũng như những điều có thể bạn chưa biết về OEM nhé!

OEM là gì?

OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc, là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho một công ty khác. Sản phẩm sau khi được hoàn thiện đưa ra thị trường sẽ mang thương hiệu của công ty đặt hàng mà không phải là công ty đã sản xuất ra nó.

OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

Ví dụ 1:

Công ty A thiết kế sản phẩm giày da A1. Công ty B là công ty sản xuất (hay còn gọi là OEM). Công ty A đảm nhiệm vai trò thiết kế mẫu mã, hình dáng giày da A1 và đặt hàng công ty B sản xuất ra sản phẩm đó. Sau khi mẫu giày da A1 ra mắt thị trường, sản phẩm sẽ mang thương hiệu, xuất xứ từ công ty A. Trong khi đó, công ty A sẽ thỏa thuận và trả một mức phí gia công, sản xuất sản phẩm cho B cùng với điều kiện bảo mật thông tin sản xuất.

Ví dụ 2:

Ví dụ về mối quan hệ OEM trên thị trường hiện nay bao gồm chuỗi cung ứng linh kiện điện thoại iPhone. Apple là thương hiệu điện thoại iPhone lớn trên toàn thế giới, nhưng cần mối quan hệ OEM với các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử khác như con chip, card đồ họa, màn hình, bo mạch, tai nghe từ các doanh nghiệp sản xuất gốc. Bên đặt hàng sản xuất (B) sẽ lắp ráp chế tạo sản phẩm để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng thực tế, mang thương hiệu của công ty đặt hàng.

Hàng OEM là gì?

Hàng OEM được hiểu là một linh kiện nào đó trong một sản phẩm chung được nhà sản xuất chế tạo ra, sau đó họ sẽ phân phối đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Và hàng phân phối này sẽ mang thương hiệu của nhà sản xuất phân phối mà không phải là hàng của nhà sản xuất đầu tiên nữa. Hiểu một cách đơn giản thì hàng OEM chính là sản phẩm mà OEM sản xuất ra theo đơn đặt hàng của một công ty khác.

OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

Hàng OEM có tốt không?

Hàng OEM có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nguồn gốc của sản phẩm. Dưới đây là một số điểm cần xem xét:

Ưu điểm của hàng OEM

  • Giá thành thấp: Sản phẩm OEM thường có giá thành thấp hơn so với sản phẩm mang thương hiệu gốc. Điều này hỗ trợ việc tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
  • Tùy chỉnh: Các công ty đặt hàng sản xuất có thể tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của họ, từ thiết kế đến chất lượng và tính năng.
  • Sản phẩm tương tự: Sản phẩm OEM thường có thiết kế và tính năng tương tự với sản phẩm gốc, giúp người dùng dễ dàng thích nghi.

Nhược điểm của hàng OEM

  • Chất lượng không đồng đều: Một số sản phẩm OEM có chất lượng không đạt yêu cầu hoặc không đồng đều. Điều này phụ thuộc vào nhà sản xuất cụ thể.
  • Không có thương hiệu: Sản phẩm OEM không mang thương hiệu riêng, do đó không thể tạo sự tin tưởng hoặc định vị trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Khả năng hỗ trợ kém: Do không có thương hiệu riêng, việc hỗ trợ sau bán hàng có thể kém hơn so với sản phẩm gốc.

Tóm lại: hàng OEM có thể phù hợp với người dùng nếu họ quan tâm đến giá thành và có nhu cầu sử dụng sản phẩm tương tự với sản phẩm gốc. Tuy nhiên, việc lựa chọn nên dựa trên nhu cầu và ưu tiên cá nhân của bạn .

OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

Một số lưu ý khi mua hàng OEM

  • Xác định nguồn gốc: Trước khi mua sản phẩm OEM, hãy xác định rõ nguồn gốc của nó. Điều này giúp bạn biết được sản phẩm được sản xuất bởi công ty nào và có uy tín hay không.
  • Kiểm tra chất lượng: Dù là hàng OEM, bạn vẫn nên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xem xét các yếu tố như độ bền, tính năng, và hiệu suất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn.
  • Tìm hiểu về hãng sản xuất: Nếu có thể, tìm hiểu về công ty sản xuất sản phẩm OEM. Điều này giúp bạn biết được họ có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất hay không.
  • So sánh giá và tính năng: Đừng chỉ xem xét giá thành mà còn so sánh tính năng của sản phẩm OEM với các sản phẩm khác trên thị trường. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông minh.
  • Hỗ trợ sau bán hàng: Tìm hiểu về chính sách hỗ trợ sau bán hàng của công ty sản xuất. Điều này quan trọng để bạn có thể giải quyết các vấn đề nếu sản phẩm gặp sự cố.

OEM và những điều có thể bạn chưa biết

Giá thành của hàng OEM

Dễ dàng nhận thấy những mặt hàng của OEM hầu hết đều có giá thành thấp hơn những mặt hàng thông thường trên thị trường. Có thể do đây là những thiết bị được sản xuất từ chính nhà sản xuất nên giá thành thường ở mức thấp.

Yêu cầu của hàng OEM

Ở vị trí đối tác OEM của nhà sản xuất A (công ty sản xuất một linh kiện hay một phần nào đó của sản phẩm), nhà sản xuất B (công ty đặt hàng) phải đảm bảo 2 yêu cầu như sau:

Thứ nhất, B phải đưa ra những thông tin cập nhật và báo trước số lượng hàng mà mình muốn đặt là bao nhiêu, có những yêu cầu gì đối với sản phẩm. Thông báo trước cho nhà sản xuất A dưới hình thức đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất để A lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm đảm đáp ứng đúng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng của bên đặt hàng.

Thứ hai, nhà đặt hàng không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường theo những dạng linh kiện, thiết bị hay sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Theo quy định, nhà đặt hàng chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của nhà sản xuất dưới dạng một sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể.

Thành phần tham gia vào mô hình kinh doanh thương hiệu OEM

Quá trình sản xuất hàng OEM luôn có sự liên quan và góp mặt của 2 thành phần là:

  • Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm
  • Công ty đặt hàng sản xuất ra các hàng hóa sản phẩm.

Lợi thế của mô hình sản xuất thương hiệu OEM là gì?

Khi tìm hiểu về hàn OEM là gì, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy quá trình sản xuất của nó khác với quá trình sản xuất kinh doanh thông thường. Có thể nói lợi thế lớn nhất của những mặt hàng OEM đến từ chính khâu sản xuất. Phương thức hoạt động của OEM sẽ giúp bỏ qua một phần hoặc toàn bộ công đoạn sản xuất cho doanh nghiệp. Nhờ đó mà chi phí đầu tư ban đầu cho một doanh nghiệp cũng được tiết kiệm hơn rất nhiều. Điều này cũng lý giải tại sao hầu hết những mặt hàng của OEM thường có giá thấp hơn những mặt hàng thông thường.

Song song với đó, việc có thể trải khai nhiều ý tưởng kinh doanh và thử nghiệm cùng lúc nhiều sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập và khai thác thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, với hình thức OEM, công ty sản xuất sẽ có được khả năng tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu cũng như các công nghệ mới mà phía công ty đặt hàng đang trực tiếp nắm giữ. Do vậy, để tránh tình trạng công nghệ bị “ăn cắp”, các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung cứng có uy tín và thực sự đáng tin cậy.

OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

Phân biệt OEM, ODM và OBM

Khi tìm hiểu OEM là gì, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp thêm thuật ngữ ODM, OBM bởi nếu không cẩn thận tìm hiểu kỹ thì rất có thể bạn sẽ nhầm nhẫn hai thuật ngữ này với nhau đấy. Vậy ODM là gì? Phân biệt OEM và ODM, OBM như thế nào?

OEM

  • "OEM" là viết tắt của "Original Equipment Manufacturer" trong tiếng Anh, có nghĩa là "Nhà sản xuất Thiết bị Gốc" hoặc "Nhà sản xuất Trang thiết bị Ban đầu". Thuật ngữ OEM mô tả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất đặt hàng các sản phẩm, phụ kiện gốc cho đối tác. Sản phẩm đầu ra sẽ gắn nhãn mác và thương hiệu của công ty đặt hàng sản phẩm. Các sản phẩm OEM được sản xuất và có mức giá thành thấp hơn, thường được nhập sỉ, số lượng lớn cho đối tác. 
  • Các công ty OEM thường thực hiện việc sản xuất theo thiết kế và thông số kỹ thuật được đặt trước, sau đó bán sản phẩm cho các công ty khác.
  • OEM thường được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu.
  • Ví dụ: Công ty A thiết kế sản phẩm và đặt hàng cho công ty B sản xuất ra sản phẩm đó. Sản phẩm mang thương hiệu và xuất xứ từ công ty A.

ODM

  • ODM (viết tắt của từ Original Designed Manufacturer) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc, là thuật ngữ dùng để chỉ công ty hay công xưởng thực hiện các công việc thiết kế, tạo ra sản phẩm theo sự chỉ định của khách hàng (chẳng hạn như một công ty khác). Trong trường hợp này, một công ty nào đó đã có ý tưởng về sản phẩm mà họ muốn sản xuất, ra mắt thị trường nhưng gặp khó khăn trong việc tạo hình thái, mẫu mã của sản phẩm thì công ty đó sẽ thuê ODM để giải quyết vấn đề này. Trách nhiệm của ODM là biến ý tưởng thành một sản phẩm thực tế.
  • Các công ty ODM thực hiện việc thiết kế và tạo ra sản phẩm theo sự chỉ định của khách hàng.
  • Ví dụ: Công ty A có ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc tạo hình thái mẫu mã của sản phẩm, họ thuê công ty ODM để giải quyết vấn đề này.

OBM

  • OBM là viết tắt của "Original Brand Manufacturer" trong tiếng Anh, có nghĩa là "Nhà sản xuất Thương hiệu Gốc". Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một loại mô hình kinh doanh trong đó một công ty không chỉ sản xuất sản phẩm mà còn phát triển và sở hữu thương hiệu của chính mình. Trái ngược với mô hình OEM thì OBM không chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của đối tác mà còn chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển, quảng cáo và quản lý thương hiệu riêng của mình. Ngoài ra, OBM có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc qua các kênh phân phối của mình.
  • Các công ty OBM không đóng vai trò sản xuất hay thiết kế, mà chủ yếu phát triển và duy trì thương hiệu riêng của họ.
  • OBM sử dụng sản phẩm từ các công ty khác hoặc thay đổi mẫu mã để tạo thương hiệu của mình.
  • Ví dụ: Công ty Hoàng Hải có thể là thiết kế sản phẩm và thay đổi mẫu mã cho thương hiệu của bản thân.

OEM là gì? Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về OEM

Cách phân biệt OEM, ODM và OBM

 

Từ đây chúng ta có thể phân biệt OEM, ODM OBM rồi phải không nào? Mỗi loại hình công ty có những ưu điểm và nhược điểm riêng và thường liên hệ với nhau để hạn chế rủi ro phát sinh. Có thể nói, điểm khác biệt giữa OEM và ODM là OEM trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thực tế còn các công ty ODM thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần, không trực tiếp tham gia vào sản xuất. Cũng chính vì thế, để thu hút nguồn khách hàng lớn, các công ty ODM thường phải mua lại các nguyên mẫu từ công ty khác.

Các nguyên mẫu được ODM mua lại hoàn toàn này đôi khi sẽ được đăng lên website của công ty như các “sản phẩm thực” nên dễ khiến khách hàng nhầm lẫn. Khi ghé thăm website của một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không hề có bất kỳ hướng dẫn đặt mua thì khả năng lớn công ty đó chính là ODM. Đây không chỉ là điểm giúp bạn phân biệt OEM và ODM mà còn là đặc điểm nổi bật của công ty ODM.

Đến đây mình xin được tạm dừng những chia sẻ về OEM là gì cũng như những vấn đề xung quanh nó. Mong rằng bài viết hôm nay có thể giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình nhé!

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Việt Hương đáp trả gắt khi bị anti-fan chửi rủa liên quan đến cái chết Phi Nhung