OCD là gì? Giải mã những điều có thể bạn chưa biết về hội chứng OCD

2023-12-22 09:44
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe về các thuật ngữ y học, một trong những thuật ngữ đó là "OCD". OCD thường được sử dụng để chỉ một rối loạn cực kỳ phổ biến nhưng cũng rất đáng sợ, nó ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới và không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Nếu bạn bắt gặp một người có xu hướng thực hiện quá nhiều lần một thói quen nào đó, chẳng hạn như một cô nàng luôn mặc áo đen ra đường hay một chàng trai sạch sẽ quá mức khi luôn mang theo bên mình chai nước rửa tay? Nếu có thì bạn có tự hỏi tại sao họ phải làm vậy không? Không phải là do sở thích của họ như vậy đâu mà rất có thể họ đã và đang mắc phải một vấn đề tâm lý mang tên hội chứng OCD đấy. Vậy OCD là gì, nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng này là gì? Hãy cùng Emdep tìm hiểu qua những thông tin về OCD và cách nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trong bài viết dưới đây nhé!

OCD là bệnh gì?

OCD (viết tắt của từ Obsessive-Compulsive Disorder) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là rối loạn ám ảnh cưỡng chế bởi những suy nghĩ, những thôi thúc hoặc những hình ảnh (ám ảnh) lặp đi lặp lại, dai dẳng, không mong muốn và xâm nhập vào tâm trí hoặc các hành vi lặp đi lặp lại mà bệnh nhân cảm thấy bị thôi thúc phải làm (cưỡng chế, nghi lễ) để giảm bớt hoặc ngăn chặn cảm giác lo lắng mà những ám ảnh đó gây ra.

ODC là gì?

OCD thuộc một dạng trong nhóm bệnh liên quan đến trực tiếp đến Stress và còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Đây là một bệnh tâm thần khó chịu, gây ra những suy nghĩ đeo bám không kiểm soát và hành vi lặp đi lặp lại tạo nên sự căng thẳng và lo âu đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.

Người mắc OCD thường có những ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn như luôn có nghĩ rằng mình chưa đóng cửa và đi kiểm tra cửa nhiều lần trong khi thực tế cửa đã đóng từ lâu hay rửa tay hàng chục lần mặc dù tay đã sạch. Tuy nhiên không phải mọi hành vi có tính chất ám ảnh cưỡng chế đều bị coi là dấu hiệu của bệnh OCD, chẳng hạn như phải nghe kể chuyện mới đi ngủ được (thường xuất hiện ở trẻ nhỏ) hoặc một số nghi lễ tôn giáo đều là các hành vi lặp đi lặp lại nhưng chúng có ích và không quá gây phiền toái.

Ngoài ra tình trạng lo lắng vừa phải trong một khoảng thời gian nào đó khi cuộc sống hàng ngày gặp cản trở cũng được xem như là cảm xúc bình thường, chẳng hạn như lo lắng về sự sạch sẽ trong mùa dịch bệnh nhưng qua thời gian khi dịch bệnh qua đi thì nỗi lo lắng cũng không còn nữa.

Bệnh OCD xảy ra khi những lo lắng, ám ảnh trở nên quá mức độ cần thiết và gây đau khổ cho người bệnh. Mức độ của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, người mắc bệnh OCD nặng nếu không được điều trị có thể gây thoái hóa khả năng làm việc, học tập thậm chí khiến người bệnh không thoải mái trong chính căn nhà của mình.Người bệnh có thể mất vài giờ, thậm chí là một ngày chỉ để thực hiện các hành vi cưỡng chế.

OCD phổ biến hơn một chút ở nữ giới so với nam giới ở tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến khoảng 1% đến 2% dân số tại bất kỳ thời điểm nào. Tuổi trung bình khởi phát OCD là từ 19 tuổi đến 20 tuổi, nhưng khoảng 25% số trường hợp bắt đầu khi 14 tuổi và có đến 30% người mắc chứng OCD cũng từng hoặc đang bị rối loạn tic.

Định nghĩa về OCD là gì?

Định nghĩa về OCD là gì?

Dấu hiệu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Như đã nói ở trên, dấu hiệu phổ biến của rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và nó buộc người mắc bệnh phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc (hành vi cưỡng chế) để giảm bớt căng thẳng. Có rất nhiều loại ảm ánh và hành vi cưỡng chế như:

Nỗi ám ảnh là những suy nghĩ, hình ảnh hoặc xung động xảy ra lặp đi lặp lại. Người mắc chứng OCD có thể cảm thấy họ không thể kiểm soát được những suy nghĩ này. Những nỗi ám ảnh thường đi kèm với những cảm giác mãnh liệt và không thể đếm được như sợ hãi, ghê tởm, không chắc chắn và nghi ngờ hoặc cảm giác rằng một số việc phải được thực hiện “đúng cách”. Đối với nhiều người, OCD có thể tốn thời gian và có thể cản trở các hoạt động quan trọng.

Những ám ảnh về suy nghĩ

  • Xuất hiện các suy nghĩ không mong muốn như thấy các hình ảnh bạo lực
  • Xuất hiện nỗi sợ mình sẽ làm hại người khác và chính bản thân mình hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ
  • Luôn cảm thấy có trách nhiệm cho những điều sai trái hay điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra.
  • Quá mức quan tâm đến chất thải cơ thể, chất bẩn hay vi khuẩn
  • Lo lắng quá mức đến các chất gây ô nhiễm, chất bẩn và sợ mắc bệnh, nhiễm trùng nặng đến một mức độ không hợp lý.
  • Tuân theo một thói quen nghiêm ngặt

Các hành vi cưỡng chế

  • Liên tục rửa tay vì sợ nhiễm trùng (mặc dù thực thế tay đã rửa sạch, không hề bị nhiễm khuẩn).
  • kiểm tra - chẳng hạn như kiểm tra cửa đã khóa hay ga đã tắt
  • Luôn sắp xếp quần áo, giày dép hoặc bất cứ một thứ gì đó theo một hướng nhất định nếu không sẽ luôn cảm thấy lo âu.
  • Yêu cầu người khác trấn an cho mình
  • Lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó trong đầu
  • Luôn thức giấc vài lần vào ban đêm chỉ để chắc chắn rằng các thiết bị trong nhà đã được tắt, cửa đã đóng và khóa chốt cẩn thận.

Bản thân người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD không muốn thực hiện các hành vi này nhưng lại thường không thể kiểm soát được chúng. Họ có thể mất vài giờ, thậm chí là một ngày chỉ để thực hiện các hành vi cưỡng chế, chính điều này đã gây khó khăn để làm những công việc hữu ích hơn.

ODC là gì? Giải mã những điều có thể bạn chưa biết về hội chứng OCD

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Thực tế cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên chính xác gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là có thể góp phần gây bệnh OCD bao gồm:

  • Chấn thương vùng đầu
  • Nhiễm trùng
  • Gen di truyền
  • Xuất hiện chức năng bất thường tại một khu vực nhất định nào đó của não.

Đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Theo thống kê cho thấy, người dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc loạn ám ảnh cưỡng chế OCD hơn những người khác. Trong đó những người thuộc các trường hợp sau sẽ có nguy cơ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế cao hơn người bình thường:

  • Người có ba mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Người phải trải qua nhiều sự kiện căng thẳng trong cuộc sống hoặc có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với sự căng thẳng.

Làm cách nào để tự mình vượt qua OCD?

Việc vượt qua OCD có thể là một quá trình khó khăn nhưng có một số phương pháp có thể giúp bạn quản lý và giảm bớt các triệu chứng. Dưới đây là một số cách emdep gợi ý, bạn có thể áp dụng:

  • Hiểu rõ về OCD: Việc hiểu rõ về rối loạn này có thể giúp bạn nhận biết và đối phó với các triệu chứng của mình. Đọc sách, tài liệu hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy về OCD.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia như nhà tâm lý học, bác sĩ chuyên khoa tâm thần, hoặc nhóm hỗ trợ có thể là một phương pháp quan trọng. Họ có thể cung cấp thông tin và các kỹ thuật điều trị hiệu quả như tâm lý trị liệu hoặc dùng thuốc.
  • Thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng: Học các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, thể dục đều đặn, hít thở sâu có thể giúp bạn quản lý tốt hơn các cảm xúc căng thẳng và lo âu.
  • Áp dụng kỹ thuật điều chỉnh hành vi: Các kỹ thuật điều chỉnh hành vi có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn những hành vi lặp đi lặp lại. Điều này có thể bao gồm việc học cách chậm lại, hạn chế hoặc không thực hiện những hành động mà OCD thường thúc đẩy.
  • Xây dựng một lịch trình hàng ngày cố định: Việc duy trì một lịch trình hàng ngày có thể giúp làm giảm căng thẳng và tạo ra sự ổn định, làm giảm sự căng thẳng mà OCD có thể gây ra.
  • Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Sự hỗ trợ từ người thân yêu và bạn bè có thể giúp bạn vượt qua những thời kỳ khó khăn, cung cấp sự khích lệ và lắng nghe.
  • Tư duy tích cự về chấp nhận bản thân OCD: Bạn không có lý do gì để ngạc nhiên nếu những hành vi cũ xảy ra hoặc bạn nhìn thấy những hành vi mới. OCD là một phần của bạn, nhưng nó không xác định hoàn toàn con người bạn.

Nhớ rằng việc vượt qua OCD có thể đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Hãy tìm các phương pháp hoặc kỹ thuật phù hợp nhất với bạn và luôn nên tìm sự hỗ trợ từ người chuyên nghiệp khi cần thiết.

Phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Hiện nay, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp và liệu pháp nhận thức hành vi. Có bệnh nhân phù hợp dùng thuốc cũng có bệnh nhân phù hợp trị liệu hành vi hoặc dùng cả hai, những trường hợp khác có thể dùng thuốc để khống chế các triệu chứng rồi sau đó tiến hành trị liệu hành vi. Việc lựa chọn phương pháp điều trị OCD nào sẽ được quyết định bởi bệnh nhân sau khi thảo luận kỹ với bác sĩ điều trị.

Tâm lý trị liệu/CBT (Cognitive Behavioral Therapy)

CBT là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho OCD. Trong CBT, bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn bạn nhận biết, hiểu và thay đổi các suy nghĩ và hành vi không lành mạnh liên quan đến OCD. Kỹ thuật tiêu biểu như "Exposure and Response Prevention (ERP)" giúp người bệnh tiếp xúc với những lo lắng mà họ sợ hãi mà không thực hiện hành động lặp đi lặp lại (phản ứng).

Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Để điều trị bệnh OCD, người bệnh có thể được bác sĩ kê toa các loại thuốc tâm thần để kiểm soát sự ảnh ám và các hành vi cưỡng chế của mình. Thông thường, đầu tiên người bệnh sẽ được kê đơn các loại thuốc chống trầm cảm như: Clomipramine, Fluvoxamine, Fluoxetine, Sertraline, Paroxetine.

Liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị OCD

Thông thường, các bệnh thần kinh hình thành chủ yếu do người bệnh có lối tư duy sai lệch hoặc tiêu cực nào đó trong thời gian dài. Việc sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi sẽ giúp người bệnh tìm ra thói quen trong tiềm thức gây ra bệnh thần kinh đó. Sau đó, liệu pháp hành vi sẽ hướng dẫn và tập cho người bệnh thói quen khác để tránh cách nghĩ đó đi. Và khi người bệnh không còn nghĩ theo cách cũ nữa thì có nghĩa là triệu chứng bệnh đã được trị khỏi.

Liệu pháp nhóm

Liệu pháp nhóm giúp bạn giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ những người có cùng vấn đề, tạo cảm giác đồng cảm và hỗ trợ

ODC là gì? Giải mã những điều có thể bạn chưa biết về hội chứng OCD

Các điều trị khác

Ngoài liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc, người bệnh OCD có thể được điều trị theo một số phương pháp khác như điều trị toàn diện nội trú và ngoại trú để nhấn mạnh các quy tắc trị liệu ERP, liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) và kích thích não sâu (DBS).

OCD là gì?

Chăm sóc sức khỏe tinh thần để hạn chế OCD

  • Tập thể dục: Giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe và tạo cảm giác thoải mái.
  • Thiền định: Giúp bạn tập trung vào hơi thở, cảm nhận cơ thể và tâm trạng, từ đó giúp bạn kiểm soát được suy nghĩ và cảm xúc.
  • Thư giãn: Giúp bạn làm dịu tâm trí, giảm bớt lo lắng và sợ hãi. Bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh, làm vườn hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn thích.
  • Ăn uống cân bằng: Giúp bạn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và não bộ, duy trì năng lượng và tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá.
  • Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình: Giúp bạn có sự an ủi, động viên và chia sẻ. Bạn không nên tự kỷ hoặc xấu hổ về tình trạng của mình, mà hãy mở lòng và nhận sự giúp đỡ từ những người thân yêu

Tổng kết: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính khiến người bệnh gặp phải rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Việc phát hiện và điều trị OCD sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan khác.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì, dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh. Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình nhé!

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, chị em nên tránh những điều này