NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

2023-12-19 14:00
- Trong thế giới kinh doanh, quyết định về đầu tư thường dựa trên khả năng sinh lời và giá trị thực tế của dự án. Một công cụ quan trọng để đánh giá tính khả thi của một dự án hoặc đầu tư chính là Net Present Value (NPV) - hay Giá trị Hiện tại Ròng.

NPV không chỉ là một chỉ số quan trọng mà còn là một phương pháp tính toán quyết định có nên tiếp tục một dự án, đầu tư hay không. NPV đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và xác định giá trị của các dự án và đầu tư trong ngữ cảnh kinh doanh ngày nay.

NPV, thuật ngữ quen thuộc trong giới kinh doanh, là công cụ hữu ích nhất giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp với tình hình thực tế. Vậy NPV là gì? Ý nghĩa ra sao và công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp cụ thể như thế nào? Cùng Emdep khám phá khái niệm quan trọng này và tìm lời đáp qua những thông tin liên quan tới NPV thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

NPV là gì?

NPV (viết tắt của cụm từ Net Present Value) là một thuật ngữ Tiếng Anh trong ngành tài chính tạm dịch là "giá trị hiện tại ròng" dùng để định giá dự án hoặc đầu tư bằng cách so sánh tổng giá trị hiện tại của tất cả các đầu vào và đầu ra dự kiến của dự án hoặc đầu tư.

Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) cho biết sự chênh lệch giữa tổng các dòng thực thu của dự án với tổng các dòng chi phí đầu tư của dự án được qui về mặt bằng thời gian hiện tại theo một tỉ suất hoàn vốn nhất định.

NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Thông thường, NPV được sử dụng trong ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư nhằm phân tích lợi nhuận của một dự án hoặc một khoản đầu tư dự kiến. Phương pháp NPV xuất phát từ ý tưởng tiền trong hiện tại có giá trị cao hơn số tiền trong tươi lại do lạm phát và thu nhập từ các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện trong một khoảng thời gian. Hiểu một cách đơn giản thì có nghĩa là một đồng kiếm được trong tương lai sẽ không có giá trị bằng một đồng kiếm được ở thời điểm hiện tại.

Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Công thức tính NPV

Trong đó:

  • n: là tổng thời gian thực hiện dự án
  • t: là thời gian tính dòng tiền
  • r: là tỷ lệ chiết khấu
  • C0: là chi phí ban đầu để thực hiện dự án
  • Ct: là dòng tiền thu được tại thời điểm (thời gian) t

Để tính NPV, trước tiên, bạn cần xác định các đầu vào và đầu ra dự kiến trong tương lai của dự án hoặc đầu tư. Sau đó, sử dụng một tỷ lệ chiết khấu (thường là tỷ lệ lợi suất hoặc mức lợi nhuận mong đợi) để chuyển đổi giá trị tương lai sang giá trị hiện tại. NPV được tính bằng cách trừ tổng giá trị hiện tại của các đầu vào từ tổng giá trị hiện tại của các đầu ra.

Ví dụ bài tập tính NPV có lời giải

Giả sử bạn đang xem xét một dự án đầu tư mà bạn cần bỏ ra $5000 ngay bây giờ và dự án dự kiến sẽ mang lại $2000 mỗi năm trong 3 năm tới. Lãi suất không rủi ro (hoặc lãi suất yêu cầu) của bạn là 5%.

Đầu tiên, bạn cần xác định giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai. Điều này có thể được tính như sau:

  • Dòng tiền năm thứ nhất: $2000 / (1 + 0.05)^1 = $1904.76
  • Dòng tiền năm thứ hai: $2000 / (1 + 0.05)^2 = $1814.06
  • Dòng tiền năm thứ ba: $2000 / (1 + 0.05)^3 = $1727.72

Tiếp theo, bạn cộng tất cả các giá trị hiện tại lại để tìm tổng giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai: $1904.76 + $1814.06 + $1727.72 = $5446.54

Cuối cùng, bạn trừ giá trị hiện tại của dòng tiền đầu tư ban đầu để tìm NPV: $5446.54 – $5000 = $446.54

NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Ý nghĩa của giá trị hiện tại thuần (NPV)

  • Nếu NPV > 0 thì có nghĩa là đầu tư dự án đó sẽ có thể mang lại lợi nhuận, thêm giá trị cho công ty, dự án có thể được chấp nhận.
  • Nếu NPV < 0 thì có nghĩa la  đầu tư dự án đó có thể gây ra thua lỗ, làm giảm giá trị công ty, dự án này nên bỏ qua.
  • Nếu NPV = 0 thì có nghĩa là đầu tư đó không lãi cũng không lỗ. Có nghĩa là không làm tăng cũng như không làm mất đi giá trị cho công ty, dự án này không có thêm giá trị tiền tệ, quyết định có chấp nhận hoặc từ chối dự án nên dựa trên các tiêu chí khác, chẳng hạn như vị trí chiến lược hoặc các yếu tố khác không rõ ràng trong tính toán.

Tại sao chỉ số NPV lại được chú trọng đến vậy?

Người dùng thường chú ý đến chỉ số NPV bởi những lý do sau:

  • NPV là phương pháp tính giá trị của dòng tiền theo thời gian, cụ thể giá trị của dòng tiền hiện tại sẽ được khấu trừ bởi tương lai.
  • Từ chỉ số NPV, người dùng có thể xem xét được ngưỡng hoàn vốn hoặc chi phí đầu tư của doanh nghiệp ở mức rất nhiều tiền.
  •  Chỉ số NPV cho phép các nhà tài chính so sánh giá trị từ dòng tiền thu về tại thời điểm hiện tại với kế hoạch ngân sách được phân bổ.

Ưu nhược điểm của NPV

Bất cứ chỉ số trong tài chính doanh nghiệp nào cũng có hai mặt lợi và hại. Vậy ưu nhược điểm của chỉ số NPV là gì?

Ưu điểm của NPV

  • Lợi ích của chủ sở hữu được tối đa hóa
  • Tính toán đến rủi ro và giá trị thời gian của dòng tiền
  • Có thể dễ dàng trừ hoặc cộng NPV với nhau
  • Phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án bởi ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí (bao gồm cả lạm phát).

NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Nhược điểm của NPV

  • Đòi hỏi tính toán chính xác chi phí, tuy nhiên điều này thường khó thực hiện được đối với các dự án có đời sống dài.
  • Không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % của phương án hay dự án do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.
  • Chỉ áp dụng để tính lợi nhuận cho những dự án cùng tuổi thọ.
  • Chưa thể hiện rõ hiệu quả của một đồng vốn được sử dụng.
  • Việc tính toán phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu. Tuy nhiên, thực tế để xác định được tỷ lệ chiết khấu lại rất khó khăn khi thị trường vốn biến động.

NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Cách phân tích NPV

Để phân tích NPV, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Ước lượng các dòng tiền thu được và chi phí đầu tư của dự án.
  • Bước 2: Chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp với dự án.
  • Bước 3: Tính giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được và chi phí đầu tư của dự án.
  • Bước 4: Tính giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) của dự án bằng cách lấy tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trừ đi tổng giá trị hiện tại của các dòng chi phí đầu tư.
  • Bước 5: Áp dụng công thức tính NPV ở trên

Một số lưu ý khi sử dụng NPV

  • Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu đúng: Sử dụng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp là yếu tố quan trọng để chuyển đổi giá trị tương lai sang giá trị hiện tại. Lựa chọn sai tỷ lệ này có thể dẫn đến kết quả NPV không chính xác.
  • Ưu tiên dòng tiền: Đảm bảo rằng tất cả các dòng tiền đầu vào và đầu ra được tính toán chính xác và toàn diện. Bao gồm cả các chi phí ban đầu, chi phí duy trì, thu nhập dự kiến và giá trị thu hồi.
  • Ước tính dự báo hợp lý: Dựa trên dữ liệu và thông tin hiện có để ước tính dòng tiền trong tương lai một cách hợp lý và cẩn trọng. Dự báo không chính xác có thể dẫn đến đánh giá NPV không đáng tin cậy.
  • Xem xét rủi ro: Đánh giá rủi ro liên quan đến dự án hoặc đầu tư. Sử dụng các kịch bản khác nhau hoặc áp dụng phân tích nhạy cảm để hiểu rõ tác động của biến đổi trong dự báo đến NPV.
  • So sánh với ngưỡng NPV: So sánh kết quả NPV với ngưỡng hoặc mức độ chấp nhận được được xác định trước. Việc này giúp đưa ra quyết định liệu dự án hoặc đầu tư có nên tiếp tục hay không.
  • Thời gian và độ trễ: NPV giả định rằng tiền tệ sẽ được nhận hoặc chi trả ngay lập tức, nhưng trong thực tế có thể có độ trễ. Điều này cần được xem xét khi tính toán NPV.
  • Đánh giá thêm các yếu tố phi tài chính: NPV không tính toán các yếu tố phi tài chính như tác động môi trường, xã hội, hoặc chiến lược thị trường. Cần xem xét những yếu tố này một cách riêng biệt.

Những lưu ý trên giúp đảm bảo việc sử dụng NPV được thực hiện một cách chính xác và hợp lý, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư và dự án một cách hiệu quả.

Mối quan hệ giữa NPV và IRR là gì?

Để đánh giá một dự án, bên cạnh chỉ số NPV (giá trị hiện tại thuần) thì IRR cũng là một chỉ số được xem xét, đáng để quan tâm. Vậy

IRR là gì? mối quan hệ giữa NPV và IRR là như thế nào?

IRR là gì?

IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại hay suất sinh lợi của chính bản thân dự án. IRR chính là nghiệm của phương trình NPV= 0. Có nghĩa là muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Trong toán học, đây là một phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm, còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.
Bạn cũng có thể coi IRR như chi phí mà tại đó dự án hay khoản đầu tư sẽ huề vốn. Từ đây, nếu như chi phí vốn thực sự (r) nhỏ hơn IRR thì có nghĩa là dự án đó sẽ đem lại lợi nhuận, nên đầu tư vào dự án đó. Ngược lại, nếu chi phí vốn thực sự (r) lớn hơn IRR thì có nghĩa là dự án đó sẽ lỗ, không nên đầu tư. Hiểu một cách chung nhất, khi tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án đó cũng càng cao. Ngoài ra IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có IRR cao nhất thì dự án đó có thể sẽ được ưu tiên thực hiện đầu tiên.

NPV là gì? Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa IRR và NPV

Như đã nó ở trên, IRR chính là nghiệm của phương trình NPV(IRR) =0. Từ phương trình này, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa IRR và NPV như sau:

  • Phương trình vô nghiệm, đồng nghĩa với việc không có IRR. Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. Trong khi đó, chỉ với dữ kiện đầy đủ, chúng ta sẽ luôn tính được NPV.
  • Phương trình có nhiều nghiệm, đồng nghĩa với việc có nhiều IRR. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chúng ta không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh. Trong khi nhìn lên, NPV luôn chỉ có 1 giá trị duy nhất. IRR chỉ sử dụng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.
  • Nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại thuần (NPV) đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì chỉ số IRR không mang đến hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Chỉ số IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất và hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ, điều mà thực tế luôn xảy ra với các dự án dài hạn. Và thực tế, IRR chỉ sử dụng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.

Chính vì vậy, trong trường hợp nếu NPV và IRR cho ra kết luận trái ngược nhau, hãy sử dụng kết luận được đưa ra từ việc đánh giá chỉ số NPV. Đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỷ lệ chiết khấu khác nhau; các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số đánh giá hiệu quả mà NPV mới chính là lựa chọn đúng đắn.

Kết luận: Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết hôm nay đã có thể phần nào giúp các bạn tìm được lời đáp cho câu hỏi NPV là gì? Có thể nói NPV là một chỉ số tốt, ý nghĩa để đánh giá được mức lãi ròng sau khi vốn đầu tư được thu hồi đã trừ đi tất cả các khoản phí bao gồm cả lạm phát.

Bên cạnh chỉ số NPV, hiện nay IRR cũng được sử dụng như một chỉ số đánh giá nguồn lợi hiệu quả. So với NPV, chỉ số IRR dễ hình dung vì phương pháp này sử dụng theo dạng phần trăm. Tuy nhiên, với những dự án dài hạn có nhiều dòng tiền ở những mức chiết khấu khác nhau, hoặc có dòng tiền không chắc chắn thì chỉ số NPV vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo để đưa ra quyết định đầu tư.
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mascara càng chuốt càng dài, siêu "cháy" mọi mặt trận