Muốn trang trí nhà ngày Tết chuẩn phong thủy, ba yếu tố này phải chuẩn chỉnh tránh sai sót

2024-02-01 10:22
- Các yếu tố này nếu được bài trí chuẩn phong thủy sẽ giúp căn nhà bạn thêm ấm cúng.

Mâm ngũ quả

Nguồn gốc của mâm ngũ quả xuất phát từ triết lý Ngũ Hành. Người ta tìm kiếm 5 loại trái cây ngon nhất - những tinh túy của bốn phương đem cúng cho tổ tiên để mong sự hanh thông.

Trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa), có sự tương sinh (Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy), khi ngũ hành tương sinh, vận chuyển thông suốt thì đó chính là sự hanh thông, phát triển đi lên. Bên cạnh đó, ngũ hành cũng có sự tương khắc (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy), để tạo động lực cho phát triển. Ngũ hành tương khắc dạy con người phương Đông biết chấp nhận sự khó khăn, sự khác biệt và cả sự phá hủy.

Muốn trang trí nhà ngày Tết chuẩn phong thủy, ba yếu tố này phải chuẩn chỉnh tránh sai sót

Mâm ngũ quả xuất hiện trong ngày Tết để nói rằng ngày Tết không phải tất cả đều hạnh phúc, trong hạnh phúc cũng tiềm ẩn bất hạnh, nhưng người ta sẽ hướng đến yếu tố hạnh phúc nhiều hơn. Mâm ngũ quả nên bày nhiều màu sắc dương (xanh, đỏ, vàng). Những màu âm (đen, trắng, xám, nâu) không được nổi trội. Những trái hồng xiêm, măng cụt, nho, lê chỉ nên là chấm phá.

Tùy văn hóa vùng miền, các mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc, miền Trung luôn có chuối - nải chuối giống cánh tay phúc hậu như tay Phật, nâng đỡ tất cả những cái khác bên trên. Trái chuối màu xanh cũng là màu dương. Ngoài ra, một quả không thể thiếu nữa là quả bưởi. Cả chuối và bưởi đều tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Những người sùng đạo thì có thể thay bưởi bằng phật thủ.

Người miền Nam vốn là dân di cư, họ cúng những trái cây miền Nam đã nuôi sống mình trong ngày đầu đặt chân đến vùng mới như xoài, dừa… Mâm ngũ quả của người miền Nam thường là một cách đọc chệch tên của các loại quả: Cầu (mãng cầu) xài (xoài) vừa (dừa) đủ (đu đủ) no (nho), hay Cầu xài vừa đủ sung (sung). Người miền Nam không thích chuối (bởi nói chệch thành chúi), không thích cam (nghe như cam chịu), không thích quýt (cùng vần với quỵt). Mâm ngũ quả của người Nam Bộ là biến thể cả về âm từ, cả về ý nghĩa của cây trái, phù hợp với đời sống thực của người miền Nam, không còn nhiều lệ. Văn hóa Nam Bộ giải thiêng và mở luôn cả triết lý, không có gì cầu kỳ, như chính những con người miền Nam bộc trực phóng khoáng.

Bàn thờ

Bày bàn thờ ngày Tết là việc sắp xếp, bài trí các loại đồ cúng, đồ trang trí trên bàn thờ sao cho đầy đủ, gọn gàng và hợp phong thủy bàn thờ. Tùy từng vùng miền nhưng nhìn chung việc bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết gồm những vấn đề cơ bản như sau:

– Bát hương: Gia chủ cắm cây nhang vòng lớn ở giữa, xung quanh cắm thêm các loại nhang khác. Có thể đặt 2 bát nhang nhỏ khác ở hai bên trái, phải của bát hương chính. Thường thì các gia đình chỉ có một bát hương, ba bát hương cho các bàn thờ lớn hoặc dòng họ.

– Đỉnh đồng (nếu có): Đặt ở trung tâm, ngay sau bát hương chính.

– Nến thơm, đèn dầu: Hai bên của 2 bát hương phụ thường là hai cây đèn dầu hoặc hai ngọn nến (thơm).

– Hạc đồng, lọ hoa, chân nến: Đặt ở hai bên bàn thờ ngày Tết. Thường sử dụng hoa cúc, hoa đào, mai, lay ơn để cắm ngày Tết.

– Mâm ngũ quả: Đặt phía trước bát hương.

– Ấm chén, li nước: Đặt song song ngang hàng hoặc ngay phía dưới mâm ngũ quả.

– Lễ vật dâng cúng: Gồm vàng mã, giấy áo, bình rượu ngon, xung quanh bày thêm bánh trái, mứt để tạo sự cân đối cho bàn thờ.

– Mâm cỗ cúng gia tiên: Được bày biện chu đáo và đẹp mắt với những món ăn ngày Tết cổ truyền như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, đĩa xôi, chả giò, nem cuốn, cơm canh… Mâm cỗ này thường có nhiều món nên không đủ chỗ bày biện trên cao mà đặt ngay phía dưới bàn thờ.

Khi cúng Tất niên và cúng hóa vàng tiễn tổ tiên ngày Tết, sau khi tàn hương thì con cháu dọn đồ cúng xuống thưởng thức. Riêng với hoa quả sẽ để lại trên bàn thờ khoảng 1-2 ngày sau mới hạ xuống.

Cây cảnh 

Trong phong thủy phòng khách, cây cảnh bị héo cũng có thể mang lại vận xấu, xui xẻo vào nhà, gia chủ sẽ gặp điều bất lợi trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, khi chọn cây đặt trong nhà, gia chủ cũng nên hạn chế chọn những cây thiếu sức sống hoặc đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao, khó thích nghi với thời tiết, khí hậu địa phương,...

Muốn trang trí nhà ngày Tết chuẩn phong thủy, ba yếu tố này phải chuẩn chỉnh tránh sai sót

Bởi vì, nếu cây sinh trưởng tốt, thậm chí dễ chết yểu sẽ mang lại không khí ảm đạm, khiến gia chủ mất vượng khí, tài lộc có thể tiêu tan.

Nhiều gia chủ thường có sở thích chơi cây bon sai. Tuy nhiên, không phải loại cây cảnh nào cũng phù hợp để đặt trong nhà. Ngoài yếu tố về thẩm mĩ, gia chủ phải tuyệt đối cảnh giác và cẩn thận vì thuộc tính phong thủy của chúng, đặc biệt là những loại câu trong nhóm Ngũ quỷ cần phải cấm kỵ như liễu, hòe, si, đa, gạo...

Đây là những cây thân gỗ, nếu được chăm sóc và uốn nắn tỉ mỉ thì có thể đạt các thế bon sai đẹp. Tuy nhiên, xét trên góc độ phong thủy, những cây thuộc nhóm Ngũ Quỷ có thuộc về âm trạch, có tính âm cực mạnh, không thích hợp trồng trong nhà.

Việc đặt những loại cây này trong nhà sẽ mang lại vận xấu, có thể khiến đường công danh của gia chủ gặp trục trặc. Nếu bạn vẫn muốn trồng loại cây này, tốt nhất chỉ nên trồng trước cổng/vườn nhà.

Ngọc Anh (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những cô dâu được mong chờ nhất 2023: Linh Rin chưa háo hức bằng Diễm My 9X