Ebit là gì? Công thức tính và ý nghĩa của Ebit là gì?
Ebit - một trong những chỉ số tài chính đáng được quan tâm nhất hiện nay, giúp so sánh mức lợi nhuận của doanh nghiệp khi quy về mức thuế là 0 và không vay nợ, điều này giúp nhà đầu tư xem xét các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp mà mình đầu tư kinh doanh như thế nào mà không phải lo lắng về sự phân chia thuế hoặc chi phí của cấu trúc vốn. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, hãy cùng mình dành chút thời gian tìm hiểu xem Ebit là gì? Công thức tính cũng như ý nghĩa của Ebit trong tài chính kinh doanh hiện nay nhé!
Ebit là gì?
Ebit (viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Ebit chính là thước đo lợi nhuận của một công ty ba gồm tất cả thu nhập từ đi chi phí, ngoại trừ chi phí thuế thu nhập và lãi vay. Hiểu một cách đơn giản, Ebit chính là khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh.
Công thức tính Ebit- lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Công thức tính lợi nhuận trước lãi vay và thuế Ebit
Ebit= Doanh thu- Chi phí hoạt động.
Tuy nhiên, trong các BCTC (báo cáo tài chính) của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chi phí lãi vay thường nằm trong chi phí tài chính nên rất khó để tính chi phí hoạt động. Cũng chính vì thế mà Ebit còn được tính theo công thức sau:
Ebit= Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế+ Chi phí lãi vay
Nó cách khác Ebit chính là toàn bộ khoản lãi của doanh nghiệp trước khi tính toán các khoản tiền lãi cũng như thuế thu nhập phải trả.
Ví dụ:
Báo cáo thu nhập của một công ty vào cuối năm tài chính có cá thông tin tài chính như sau:
- Doanh thu: 15.000.0000 USD
- Giá vốn hàng bán: 5.000.000 USD
- Lợi nhuận gộp: 9.000.000 USD
- Công ty có các chi phí hoạt động, bao gồm chi phí bán hàng, chung và quản lý:
- Chi phí bán hàng: 3.000.000 USD
- Lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Ebit của công ty sẽ là:
Ebit = 15.000.000 – 5.000.000 – 3.000.000 = 7.000.000 USD
Ý nghĩa của Ebit là gì?
Chỉ số Ebit cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty mà không cần lo lắng đến chi phí lãi vay và thuế xuất. Bằng cách xem xét thu nhập hoạt động của một công ty, thay vì thu nhập ròng, nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ lợi nhuận hoạt động của công ty đó mà không cần phải xem xét đến chi phí lãi vay, thuế suất. Cũng nhờ Ebit, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh các công ty tương tự trong cùng một ngành công nghiệp nhưng có cấu trúc vốn hoặc môi trường thuế khác nhau. Từ đó có thể đánh giá được công ty nào hoạt động tốt hơn, đáng để đầu tư hơn.
Ví dụ:
Hai công ty A và B có báo cáo lợi nhuận ròng lần lượt là 1.000.0000 USD và 800.000 USD. Nếu không tính đến chỉ số Ebit, chắc chắn mọi người sẽ cho rằng hoạt động của công ty A thành công hơn phải không nào? Vậy bây giờ chúng ta giả sử công ty A và công ty B có chi phí lãi vay lần lượt là 50.0000 USD và 400.000 USD. Và khi cộng các chi phí lãi vay này, các bạn sẽ thấy hoạt động của công ty B có lợi nhuận cao hơn hẳn so với công ty A. Nguyên do là công ty B có nhiều đòn bẩy hơn công ty A nên phải trả lãi nhiều hơn. Khi tính toán theo lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh cốt lõi thì công ty B thắng.
Từ đây, có thể thấy Ebit cũng là một số liệu hữu ích giúp chủ đầu tư, chủ nợ xác định khả năng tạo ra thu nhập đủ sinh lời và trả nợ, tài trợ cho các hoạt động đang diễn ra của một công ty.
Chỉ số EBIT được áp dụng vào trường hợp nào?
Đo lường khả năng sinh lời của một doanh nghiệp
Ebít giúp phân tích, đánh giá tính tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính (nợ) và các yếu tố thuế. Chỉ số Ebit cho thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà không tính đến các chi phí như lãi vay và thuế thu nhập của doanh nghiệp.
So sánh giữa các đối thủ
Ebit giúp so sánh hiệu suất kinh doanh giữa các công ty trong cùng ngành hoặc để so sánh hiệu suất kinh doanh của cùng một công ty qua các thời kỳ hoạt động khác nhau. Nó cũng được dùng để phân tích tính hấp dẫn của một doanh nghiệp cho các nhà đầu tư và người mua cổ phiếu vì nó cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh. Điều này giúp nhà đầu tư và các bên liên quan có cái nhìn công bằng hơn về hiệu suất của các công ty.
Đánh giá khả năng trả nợ
EBIT có thể được sử dụng để tính các tỷ số tài chính liên quan đến khả năng trả nợ của công ty như tỷ số EBIT/Lãi vay nhằm để xem xét việc liệu doanh nghiệp có tạo ra đủ lợi nhuận để trả các khoản lãi vay hay không. Điều này giúp các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan đánh giá về khả năng rủi ro tài chính của công ty.
Cơ sở cho các chỉ số khác
EBIT cũng là chỉ số dùng để tính một số chỉ số tài chính khác như EBITDA (Earnings Before Interest - Lợi nhuận trước lãi, Taxes - thuế, Depreciation - khấu hao và Amortization - khấu trừ) giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách tổng quát hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng EBIT làm chỉ số duy nhất để đánh giá một doanh nghiệp mà nên kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn toàn diện về giá trị thực và hiệu suất của công ty.
Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay bằng EBIT
Khả năng thanh toán lãi vay bằng chỉ số EBIT được thực hiện bằng cách sử dụng công thức đơn giản. Để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay, ta sẽ sử dụng tỷ lệ EBIT đến lãi vay (EBIT to Interest Coverage Ratio).
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay
Nếu tỷ lệ này cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn so với khoản lãi phải trả, điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi vay một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này thấp, có thể xuất hiện rủi ro về khả năng thanh toán lãi vay.
Công thức này giúp các nhà đầu tư và ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp và xác định khả năng thanh toán lãi vay trong tương lai.
Định giá cổ phiếu bằng chỉ số EBIT
Thực tế, chỉ số EBIT không phải là phương pháp trực tiếp để định giá cổ phiếu. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều người lại sử dụng Ebit như một trong các chỉ số tài chính để đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh của một công ty.
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
EV = (PxQ) + Vn + Vd + L + G - T (EV = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ - Tiền mặt.)
Trong đó:
- EV: giá trị doanh nghiệp
- P : Giá cổ phiếu
- Q :Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
- Vn: vay ngắn hạn
- Vd: vay dài hạn
- L: Lợi ích cổ đông thiểu số
- G: Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi
- T: Tiền và các khoản tương đương tiền.
Trường hợp
- EV/EBIT < 10 được coi là chỉ số tốt nên nhà đầu tư có thể dựa vào đó để so sánh các cổ phiếu cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý, so sánh 2 công ty trong cùng 1 ngành sẽ cho cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất nên không máy móc hoàn toàn. EV/Edit thấp có thể do công ty được định giá thấp nhưng cũng có thể do chất lượng doanh nghiệp kém, nhiều rủi ro.
- EV/EBIT > 10 Chưa chắc đã xấu. Trường hợp này các nhà đầu tư cần phải dựa trên những yếu tố khác liên quan đến EV và EBIT để có cái nhìn khách quan hơn. EV/Ebit cao cũng có thể do công ty được định giá cao nhưng cũng có thể do chất lượng doanh nghiệp tốt, tốc độ tăng trưởng ổn định.
Nếu các yếu tố khác như nhau thì chỉ số EV/Ebit càng thấp càng tốt.
Định giá cổ phiếu thường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau bao gồm doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, triển vọng tương lai của công ty, và các yếu tố thị trường khác. Việc sử dụng chỉ số EBIT đơn lẻ để định giá cổ phiếu thường không đủ để cung cấp một hình dung toàn diện về giá trị thực sự của cổ phiếu.
EBIT có liên kết với EPS không?
Câu trả lời là không. Bởi vì, EBIT đo lường lợi nhuận của một công ty trước khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập. Nó thường được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh cốt lõi của một doanh nghiệp mà không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn hay chính sách thuế. Ngược lại, EPS đo lường lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty. Nó được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho số lượng cổ phiếu phát hành của công ty. EPS thường được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính của công ty từ góc độ cổ đông.
Mặc dù EBIT và EPS không trực tiếp liên kết nhưng EBIT có thể ảnh hưởng đến EPS thông qua việc trừ đi chi phí lãi vay và thuế thu nhập từ EBIT để tính toán lợi nhuận sau thuế. Cụ thể công thức như sau:
EPS = [(EBIT – I)(I – t) – PD]/NS
Từ công thức trên, ta thấy được giữa EBIT và EPS có mối quan hệ thuận với nhau. Khi lợi nhuận sau thuế tăng lên, và nếu số lượng cổ phiếu không thay đổi, EPS cũng có thể tăng lên tương ứng.
- Chỉ số EBIT tăng thì dẫn tới chỉ số EPS cũng tăng theo
- Chỉ số EBIT giảm thì chỉ số EPS cũng giảm theo
Một số chỉ số liên quan đến Ebit
Ebit Margin
Ebit Margin là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay còn được gọi là hệ số biên lợi nhuận hoạt động, thể hiện hiệu quả quản lý của tất cả chi phí hoạt động, bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí bán hàng và giá vốn.
Công thức tính Ebit Margin:
Ebit Margin= Ebit/Doanh thu thuần
Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi là một chỉ số tài chính giúp đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản vay của công ty.
Công thức tính tỷ số khả năng trả lãi= Ebit/Chi phí lãi vay
Ý nghĩa của tỷ số khả năng trả lãi
- Nếu tỷ số >1 thì có nghĩa công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay
- Nếu tỷ số < 1 thì có nghĩa công ty vay quá nhiều hoặc hoạt động không hiệu quả.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý tỷ số khả năng trả lãi chỉ có biết khả năng trả phần lãi của công ty đó, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi. Đối với công ty không vay nợ thì không cần tính tỷ số này.
Kết luận: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Ebit, thước đo hiệu quả giúp chủ đầu tư đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đang muốn đầu tư, từ đó có thể đưa quyết định đúng đắn nhất, nên hay không nên đầu tư.
Mong rằng với những chia sẻ ngắn trong bài viết hôm nay có thể góp phần nhỏ giúp các bạn tìm được lời đáp cho câu hỏi Ebit là gì đồng thời hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như những chỉ số tài chính liên quan đến Ebit, giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp một cách chi tiết và chính xác hơn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình nhé!
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất