Chùa Khai Nguyên ở đâu? Đi chùa Khai Nguyên nên cầu gì?
Ngôi chùa đã chứng kiến lịch sử biết bao thăng trầm của đất nước từ thời nhà Lý đầu thế kỷ thứ I, trải qua bao mưa bom bão đạn để ngày nay dù được tôn tạo lại nhưng vẫn không mất đi những giá trị xưa, những đường nét cổ kính vốn có của mình. Các bạn đã sẵn sàng cho hành trình khám phá chùa Khai Nguyên ở đâu, kinh nghiệm đi chùa Khai Nguyên như thế nào chưa cùng mình chưa? Nếu đã chuẩn bị xong thì cùng Emdep bắt đầu hành trình ngay thôi nào!
Chùa Khai Nguyên - thu hút nhiều phật tử và khách du lịch
Chùa Khai Nguyên là một trong những ngôi chùa có công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, nổi tiếng có tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Khai Nguyên Sơn Tây không chỉ là nơi thờ Phật linh thiêng, mà còn là nơi chưa nhiều di sản văn hóa và tâm linh của dân tộc Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo, bề thế, ngôi chùa này thu hút hàng ngàn phật tử và khách du lịch và Phật tử đến thờ cứng và tham quan mỗi năm.
Lịch sử chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên Sơn Tây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Tản Viên. Tên hiệu của ngôi chùa là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Đây là một ngôi chùa bề thế sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á.
Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời Nhà Lý vào nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua biết bao sự biến đổi, tàn phá của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã được di chuyển vị trí qua những nơi khác nhau. Cho đến ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại tại vị trí sơ khai và giữ được nhiều nét cổ kính như ban đầu. Hiện chùa đang tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.
Theo những tài liệu lịch sử ghi lại, chùa Khai Nguyên Sơn Tây, Hà Nội được xây dựng từ thời Lý, khoảng đầu thế kỷ XVI. Trong suốt thời ký chiến tranh, chùa đã nhiều lần bị tàn phá và trải qua nhiều biến đổi. Đặc biệt, trong thời kỳ chiến tranh của thực dân Pháp – Mỹ, chùa Khai Nguyên đã bị tàn phá nghiêm trọng gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Để bảo tồn và phục dựng lại ngôi chùa này, nhiều người đã đóng góp vật chất và tinh thần tình nguyện tham gia các hoạt động trùng tu. Năm 1997 được đồng ý của các cấp chính quyền địa phương, bà Vương Thị Nhật đã đứng lên kêu gọi mọi người cùng nhau tham gia tu sửa chùa Khai Nguyên. Từ đó, ngôi chùa đã được khôi phục dần trở lại với vẻ đẹp của một ngôi chùa cổ kính.
Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã phân công và bổ nhiệm về trông nom chùa. Sau khi tiếp nhận, ông đã gửi đơn xin chuyển ngôi chùa về vị trí cũ trước cửa đền Trung tới chính quyền địa phương và được chấp thuận và chùa được chuyển vào tháng 7/2008. Từ năm 2003, chùa đã thu hút được nhiều sự quan tâm và đồng hành của nhiều Phật tử trong và ngoài nước giúp cho công tác trùng tu chua được xây dựng một cách bài bản với quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Địa chỉ chùa Khai Nguyên ở đâu?
- Địa chỉ: thôn Tây Ninh, Xã Sơn Đông, Thị Xã. Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
Các bạn có thể di chuyển đến thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và hỏi thăm người dân theo địa chỉ chùa Khai Nguyên ở trên để đến nơi, hoặc các bạn cứ tới Sơn Tây Hà Nội và hỏi thăm người dân ở đó để được chỉ đường tới nhanh nhất nhé!
Chùa khai nguyên cách hà nội bao nhiều km?
Chùa Khai Nguyên cách Hà Nội khoảng 40-45km.
Kinh nghiệm đi chùa Khai Nguyên
Di chuyển đến chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên cách thủ đô Hà Nội khoảng từ 45km. Do đó, bạn có thể thực hiện chuyến tham quan đến viếng chùa bằng một trong các các loại phương tiện xe dưới đây:
- Xe máy, ô tô cá nhân: Đây là phương tiện giúp bạn chủ động trong thời gian hành trình. Từ trung tâm Hà Nội, bạn sử dụng Google Maps chỉ đường và chọn tuyến đường phù hợp như QL32 và DT82 hoặc theo đường Cao tốc 08 (Hòa Lạc) và QL21A để di chuyển nhanh chóng đến chùa Khai Nguyên.
- Xe buýt: Đi chùa Khai Nguyên bằng xe bus sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Bạn có thể đón xe buýt số 74 ở bên xe Mỹ Đình và xuống ở điểm dừng ở Xuân Khanh Sơn Tây gần chùa nhất. Sau đó, tiếp tục đi bộ tới chùa hoặc bắt grap.
- Taxi: Nếu đi với nhóm bạn đông người hoặc đi theo gia đình thì có thể chọn đi bằng taxi vừa nhanh vừa tiện lợi.
Tham quan chùa khai Nguyên
Như mình đã nói ở trên, chùa Khai Nguyên là giao thoa kim cổ, vừa mang nét đẹp cổ xưa vừa chứa đựng cả những đường nét hiện đại, hứa hẹn mang đến một cảnh quan đẹp mắt cho du khách thập phương ghé thăm chùa. Mặc dù sở hữu không gian, quy mô nhỏ (chỉ khoảng 500m2) nhưng với nét kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa cổ và kim, chùa Khai Nguyên vẫn mang trong mình những nét hấp dẫn và thu hút riêng biệt.
Chính điện của chùa là ba pho tượng Phật với nét mặt từ bi được chạm khắc tinh xảo. Tương truyền, ba họng tượng này chính là tượng thờ ba vị linh thần Thánh Tản Sơn. Bên cạnh chính điện thờ 3 vị thần là Động Quan Âm, theo tương truyền là nơi Phật Bà giảng đạo cho Thánh Tản Sơn. Trong chua còn có Tháp Chuông và Tháp Trống là 2 kiến trúc nổi bật mà bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Khai Nguyên.
Đi sâu vào trong chùa, bạn sẽ bắt gặp giếng nước cổ có tên gọi là Giếng Rồng, không chỉ đóng vai trò là nguồn nước của chùa mà về mặt tâm linh nó còn có vai trò trấn giữ chùa. Tương truyền, thời xưa, khi nhân dân trong vùng gặp phải hạn hán nặng nề, trụ trì của chùa đã thắp hương cầu khấn thần linh và được thần báo mộng chỉ chỗ đào giếng. Nghe theo lời báo mộng, trụ trì đã cho người đào giếng nước, đào được 3m thì mạch nước đã trào ra, suốt mùa khô cũng không hề cạn. Nhờ vậy mà cứu được nhân dân trong vùng qua cơn hạn hán. Đến nay, Giếng Rồng trở thành nơi chứa đựng nguồn nước linh thiêng của chùa, du khách đến đây đều lấy nước giếng để uống với tâm niệm nước giếng sẽ giúp gột rửa bụi trần và cầu may.
Tiếp tục tham quan chùa, bạn sẽ bắt gặp hàng trăm pho tượng La Hán tọa lạc bên dòng suối có tên là Suối Quan Âm. Đặc biệt, trong chùa còn có một cảnh quan mà không nên bỏ qua đó chính là biển non bộ có hình thần Kim Quy Bái Phật Cầu Kinh. Ngoài ra, chùa còn có hang động Địa Ngục mô tả lại con đường xuống địa ngục theo kinh Phật Tịnh Độ Tông, nơi con người có thể nhìn nhận, ngẫm nghĩ về lương tâm, đạo đức.
Đi chùa khai nguyên cầu gì?
Thông thường mọi người đi chùa Khai Nguyên đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.
2. Những dấu ấn của chùa Khai Nguyên Hà Nội
Kiến trúc đặc sắc giao thoa kim cổ
Với quy mô xây dựng rộng lớn và nhiều các hạng mục công trình, chùa Khai Nguyên đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với những người theo đạo Phật, du khách và những người yêu thích kiến trúc và văn hóa. Một trong những nét đặc trưng của chùa là kiến trúc nội công ngoại quốc, có sự pha trộn giữa nét đẹp kiến trúc kim – cổ. Những gian thờ chính bên trong chùa được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”, cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống…
Bên trong chùa còn có nhiều hiện vật có giá trị văn hóa và lịch sử cao. Đặc biệt là hai di vật tấm bia đá có từ năm 1759 và quả chuông đồng được đúc từ năm 1870. Ngoài ra, hệ thống các pho tượng Phật lớn nhỏ cũng tạo nên điểm nhấn đặc biệt của Chùa Khai Nguyên với không gian tâm linh, thanh tịnh cho những người tới thăm viếng.
Tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á
Điểm nhấn của chùa Khai Nguyên chính là bức pho tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao lên tới 72m và đường kính bệ tượng lên tới 1.200m2. Bức tượng Phật là một kiệt tác giữa sự kết hợp của tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc.
Bức tượng đức Phật A Di Đà được tạo tác tinh xảo, với tư thế uy nghiêm nhưng gương mặt toát lên sự từ bi, trí huệ. Trên tay trái của đức Phật là một đóa sen hồng chớm nở, còn tay phải ở tư thế Giáo hóa thủ ấn. Giữa hai lòng bàn tay của ngài đều có hình bánh xe Pháp luân đắp nổi, điều này thể hiện những triết lý sâu xa của Phật giáo.
Phần đế của bức pho tượng là một bông sen khổng lồ có 3 lớp gồm 56 cánh hoa. Bên trong của pho đại tượng Phật A Di Đà còn có 13 tầng, trong đó 12 tầng dành cho du khách tham quan thờ Bồ Tát, còn và tầng hầm được xây dựng thành 18 tầng địa ngục, bao gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã… Tất cả các chi tiết này đều được xây dựng tinh tế, độc đáo tượng trưng cho văn hóa Phật giáo Việt Nam.
18 tầng địa ngục chùa khai nguyên
Dưới lòng hầm của pho đại tượng Phật A Di Đà có một không gian xây dựng đặc biệt đó là 18 tầng địa ngục (cõi âm) tái hiện nhân quả báo ứng. Khu vực này được thiết kế với mục đích truyền tải ý nghĩa của lục đạo luân hồi trong đạo Phật, giúp cho các phật tử có thể hiểu rõ hơn về quy luật nhân quả, tránh làm điều ác và học cách tu thân tích đức.
Khu vực mô phỏng thế giới địa ngục được xây dựng có đầy đủ các yếu tố đặc trưng bao gồm: vách núi đá, hang động, đầm lầy, dòng sông lửa và các sinh vật khát máu, cảnh bị đày đọa dưới địa ngục đầy đau khổ. Vào thăm 18 tầng địa ngục, du khách có cơ hội khám phá và trải nghiệm một phần thế giới của địa ngục theo quan niệm của Phật giáo.
Các hoạt động nổi bật của chùa Khai Nguyên
Cũng giống như hàng ngàn ngôi chùa khác trên dải đất Việt Nam hình chữ S, chùa Khai Nguyên là nơi thờ tụng, thể hiện tín ngưỡng của người dân, là nơi người dân có thể gửi gắm, tâm tư nguyện vọng của bản thân, gột rửa bụi trần. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, chùa Khai Nguyên còn tổ chức một số hoạt động khác phục vụ người dân địa phương cũng như cách du khách thập phương khi ghé thăm chùa như:
Khóa tu hè tại chùa Khai Nguyên
Hằng năm, chùa Khai Nguyên đều tổ chức các chương trình đặc biệt tại chùa Khai Nguyên, trong đó có khóa tu mùa hè dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên, các tăng ni phật tử hoặc những người yêu thích phật pháp, thiền có mong muốn được lên chùa học đạo, nghe giảng phật pháp để tu dưỡng đạo đức. Nhà chùa thường mở các khóa tu vào mùa hè với thời lượng kéo dài khoảng 1 tháng và mở thành 2 đợt trong tháng 6 và tháng 7 để tạo điều kiện cho nhiều người muốn theo học. Ngoài các buổi học, khoá tu còn cung cấp cho tăng ni phật tử các hoạt động giải trí như chơi trò chơi, cắm trại, và tham quan các địa điểm du lịch lân cận. Bên cạnh đó, chùa cũng thường xuyên tổ chức thông bạch cho những người theo tín ngưỡng đạo Phật.
Thuốc Nam chữa bệnh
Chùa Khai Nguyên cũng là ngôi chùa nổi tiếng với những bài thuốc nam bí truyền có thể chữa được nhiều bệnh như bệnh về gan, mật, da,…
Giá vé vào chùa khai nguyên
Giá vé vào chùa Khai Nguyên là bao nhiêu? Hiện nay, chùa Khai Nguyên không thu vé vào cửa. Du khách tự do tham quan và dâng hương.
Thời điểm thích hợp đến thăm chùa Khai Nguyên
Chùa Khai Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách và phật tử không chỉ trong khu vực mà còn ở cả nước. Đặc biệt, hai tháng đầu năm là thời điểm lý tưởng để đến tham quan, bởi khi đó thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu. Không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của chùa mà còn du khách còn đến để cầu bình an, mong muốn cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, nhiều sức khỏe, công danh và làm ăn thuận lợi. Bạn cũng có thể ghé thăm chùa vào những ngày Rằm và mồng Một để dâng hương lễ Phật và đem lại điềm lành cho bản thân và gia đình.
Lễ hội chùa Khai Nguyên
Tại chùa Khai Nguyên, ngoài các ngày lễ truyền thống như ngày mùng 1 và ngày rằm, còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm. Trong khoảng cuối tháng, chùa sẽ long trọng tổ chức lễ Vu Lan với nhiều hoạt động đặc sắc như Đêm Tri Ân, Dâng Hoa Cảm Niệm Cha Mẹ, và triển lãm các loại hoa hồng và các khu tiểu cảnh mang ý nghĩa của mùa Vu Lan. Đây là thời điểm quan trọng trong năm, thu hút rất đông phật tử và du khách đến tham dự, để dâng lễ và cầu nguyện cho gia đình, cho chính mình và cho những người thân yêu.
Số điện thoại chùa khai nguyên
Điện thoại: 0986 611 496
Một số lưu ý khi đến chùa Khai Nguyên
- Về trang phục: Chùa Khai Nguyên là địa điểm du lịch tâm linh, do đó các bạn chuẩn bị tới chùa nên lưu ý về trang phục. Bạn nên mặc quần áo vừa vặn không quá dài, không quá ngắn và không nên mặc những bộ đồ hở hang, hoặc không nghiêm túc như quần đùi, áo hai dây, váy ngắn trên đầu gối, áo sát nách. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn trang phục đi chùa có màu sắc trung tính như đen, trắng, nâu, xám, ghi... và không nên chọn những trang phục có màu sắc quá sặc sỡ, nổi bật.
- Về lời nói: Không nên nói tục, bậy hoặc chửi nhau gây ồn ào tại chùa. Ngoài ra không ngắt hoa, lá và phá hoại cây cối và tuyệt đối không xả rác bừa bãi mọi nơi mà cần bỏ rác vào thùng rác công cộng.
- Không để tiền lên tượng phật: Nhiều người có thói quen đi chùa để tiền lên người phật hoặc tay để cầu mong may mắn hoặc tài lộc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì đó là việc làm không nên và không mang lại tài lộc, may mắn và không văn hóa - văn minh. Thay vì để tiền lên tượng phật thì nên bạn đặt tiền vào hòm công đức.
Tham quan các địa điểm gần chùa Khai Nguyên
Du khách có thể kết hợp tham quan một số điểm điểm thắng cảnh nổi tiếng ở Sơn Tây mà gần chùa Khai Nguyên như:
- Làng cổ Đường Lâm
- Thành cổ Sơn Tây
- Chùa Mía
Không phải ngẫu nhiên chùa Khai Nguyên trở thành ngôi chùa nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội. Nếu bạn đang stress với công việc, cuộc sống thì hãy đến với cửa chùa Khai Nguyên để được tĩnh tâm nghe tiếng chuông chùa, hít không khí trong lành, dạo quanh chùa và nghe sư thầy giảng đạo để tâm được thanh thản, an yên.
Vậy là chúng ta vừa mới dạo một vòng quanh chùa Khai Nguyên, khám phá những nét đặc sắc cũng như những hoạt động nổi bật của chùa. Mong rằng những thông tin hữu ích Emdep chia sẻ ở trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về chùa Khai Nguyên như chùa Khai Nguyên ở đâu?, kinh nghiệm đi chùa Khai Nguyên thế nào?,… Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, ghé thăm thị xã Sơn Tây thì bạn hãy cố gắng dành chút thời gian ghé thăm chùa Khai Nguyên để được tận tay dâng hương, tận mắt khám phá, vãn cảnh chùa nhé.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất