Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

2023-12-19 14:00
- Chùa Hoằng Pháp là ngồi chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Cho đến nay, chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo ở Sài Gòn và các vùng lân cận đến tham quan và tham gia các Khóa Tu Phật Thất Khóa Tu Mùa Hè, Khóa Tu Sinh Viên, Khóa Tu Thiếu Nhi.

Với bề dày lịch sử đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và trải qua nhiều thăng trầm của thời gian. Đến nay, chùa Hoằng Pháp đã chứng kiến biết bao biến động của đất nước, chùa Hoằng Pháp vẫn giữ cho mình vẻ đẹp của cổ kính của một ngôi chùa linh thiêng, trở thành điểm đến không thể bỏ qua trên hành trình hành hương về miền đất Phật của Phật tử bốn phương. 

Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta hãy dành chút thời gian tìm hiểu xem chùa Hoằng Pháp ở đâu cùng những thông tin thú vị xung quanh ngôi chùa này để hiểu rõ hơn về một trong những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng Việt Nam này nhé!

Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

Địa chỉ chùa Hoằng Pháp ở đâu?

Chùa Hoằng Pháp nằm ở địa chỉ số 96 ấp Tân Thới 3,xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Di chuyển đến chùa Hoằng Pháp như thế nào?

Tùy theo điều kiện thực tế, các bạn có thể di chuyển đến chùa bằng xe máy, ô tô hoặc sử dụng các phương tiện công cộng.

  • Cung Đường: theo địa chỉ chùa Hoằng Pháp mình vừa cung cấp ở trên thì chùa chỉ nằm cách trung tâm quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km về phía Tây Bắc. Từ thành phố Hồ Chính Minh, nếu bạn muốn di chuyển đến chùa thì có thể đi theo cung đường Nguyễn Văn Trỗi- Cộng Hòa- Trường Chinh- dọc theo quốc lộ 22. Chùa Hoằng Pháp nằm gọn trên một ngọn núi ở phía tay phải của cung đường này. 
  • Đi xe bus: Bạn có thể đi các tuyến xe bus 04, 13, 74, 94 để di chuyển đến chùa Hoằng Pháp nhé!
  • Đi xe máy: Các bạn có thể di chuyển đến chùa bằng xe máy hoặc thuê xe tại trung tâm Sài Gòn để tự di chuyển. Giá thuê xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh trong 50.000 - 180.000 VNĐ/ xe/ ngày.

Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

Lịch sử hình thành chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp được cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957, thuộc hệ phái Bắc Tông. Khi xưa nơi đây là một cánh rừng chồi, sau hai năm khai phá, năm 1959 mới bắt đầu xây dựng. Chùa lúc bấy giờ được xây bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay về hướng Tây Bắc 123. Hiện nay, Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa uy linh, nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Nơi đây không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo hạnh của vị Tổ khai sơn. Vì thế mà Chùa Hoằng Pháp thu hút rất nhiều các tín đồ Phật Giáo từ nhiều nơi đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật thất.

  • Năm 1957: Cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử (1901-1988) sáng lập ra chùa Hoằng Pháp và chùa được xây dựng trên một cánh rừng chồi. 
  • Năm 1959: Sau hai năm khai phá, năm 1959 Hòa thượng Ngộ Chân Tử mới bắt đầu xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay về hướng Tây Bắc. 
  • Năm 1965: Chiến tranh tàn phá tại Đồng Xoài, Thuận Lợi làm nhiều người mất nhà cửa. Hòa thượng trụ trì đã đón nhận 60 gia đình gồm 361 nhân khẩu về chùa nuôi dưỡng trong 8 tháng, sau đó mua đất xây cất 55 căn nhà cho đồng bào định cư.
  • Năm 1968: Hòa thượng lại thành lập viện Dục Anh ở đây, tiếp nhận 365 em từ 6 đến 10 tuổi về nuôi dạy. Nhờ những việc làm từ thiện mà từ đó Phật tử nhiều nơi tụ hội về ngày một đông.
  • Năm 1971: Để đủ chỗ lễ bái, giảng đạo, Ngộ Chân Tử xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m, tường xây bằng gạch block, mái lợp tole cement.
  • Năm 1974: Với dự định mở làng cô nhi tiếp nhận thêm hàng ngàn trẻ thơ bất hạnh và thành lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, hòa hượng mua thêm 45 mẫu đất tại ấp Phú Đức, xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh.
  • Năm 1975: Công việc đang tiến hành thì xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: Số đất đó đã hiến lại cho Ban quản trị khu Kinh tế mới Lê Minh Xuân.
  • Sau 30 tháng 4 năm 1975: Số trẻ em được thân nhân nhận về, viện Dục Anh giải tán, chùa lại nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn hoặc vì gia cảnh khó khăn.
  • Năm 1988: Hòa thượng Thích Ngộ Chân Tử viên tịch. Đệ tử của Hòa thượng là thầy Thích Chân Tính lên thay. Hòa thượng thành lập một Ban Hộ tự tại địa phương và mười chúng ở các nơi với hơn 1.000 Phật tử.
  • Ngày 23 tháng 3 năm 1995: Chùa xây lại khu chánh điện.
  • Tháng 3 năm 1999: Chùa tổ chức một khóa tu Phật thất 7 ngày đêm, với lượng người tham dự là 70 người. Từ đó đến nay đã tổ chức nhiều khóa tu tương tự, thu hút rất đông đảo Phật tử (mỗi khóa trên dưới 3000 người, có lúc lên tới 7000 người).
  • Năm 2005: Chùa tổ chức khóa tu mùa hè dành cho học sinh và sinh viên. Năm đầu tiên có hơn 300 em. Năm thứ 2 là hớn 1600 em. Và cho đến nay, chùa đã đón nhận hàng năm gần 6000 em học sinh, sinh viên đến dự tu "Khóa tu mùa hè".
  • Cho đến nay: Chùa Hoằng Pháp hiện tại được xem là trung tâm tu học Phật Pháp, trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam. 

Trụ trì chùa Hoằng Pháp là ai?

Hiện tại, Trụ trì chùa Hoằng Pháp là Thầy Thích Chân Tính, tên thật của thầy là Nguyễn Sỹ Cường sinh năm 1958 tại Đắk Lắk, cha là ông Nguyễn Sỹ Hiệu, mẹ là bà Nguyễn thị Đảng. Thầy là người con thứ hai trong gia đình có bảy anh chị em.

  • Ngày 08/12/1973: Thầy được xuất gia với Đại lão Hòa thượng Ngộ Chân Tử và thọ giới Sa-di ba năm sau đó là 1976. Thọ giới xong, thầy bắt đầu việc học Phật pháp như lời Sư Tổ chỉ dạy tại các chùa Giác Ngộ, Già Lam, Ấn Quang tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năm 1981: Thầy thọ giới Tỳ-kheo tại giới đàn chùa Long Hoa, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ 1985-1990: Thầy theo học chương trình cử nhân khoa Ngữ Văn tại Đại học Tổng Hợp thành phố. 
  • Năm 1988: Khi Ân sư viên tịch, thầy chính thức lãnh trách nhiệm trụ trì cho đến nay.

Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

Từ khi trở thành trụ trì chùa Hoằng Pháp, thầy đã luôn nỗ lực để làm tròn sứ mệnh của một người con Phật: Hoằng truyền giáo pháp và gieo hạt giống Bồ Đề đến những người hữu duyên. Trong quá trình này, các ý tưởng về tổ chức khóa tu phù hợp với độ tuổi, phát hành kinh, đĩa, sách, hỗ trợ giáo dục Tăng Ni, lập quỹ học bổng cho sinh viên nghèo,… đã lần lượt ra đời. 

Các hoạt động Phật sự dần thành công, đem lại nhiều kinh nghiệm cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp truyền bá chánh pháp của Phật giáo Việt Nam, và nhận được lời tán thán, khích lệ của các bậc Hòa thượng tôn túc trong việc duy trì và phát triển Phật giáo.

Hằng năm, ngoài các Phật sự tại bổn tự, thầy còn có những chuyến hoằng pháp trong và ngoài nước để chia sẻ Phật pháp, hướng dẫn các phương pháp tu học, giúp mọi người hướng đến một đời sống an lạc, hạnh phúc.

Ngoài ra, thầy còn biên soạn và biên dịch hơn hai chục đầu sách về những trải nghiệm tu học được phát hành dưới hình thức thơ và truyện ngắn, góp nhặt. Hai trong số đó đã được biên tập cả hai ngôn ngữ Việt-Anh.

Một số tác phẩm nổi bật của Thầy : Tôn Giáo Học So Sánh, Lược Truyện Đức Phật Thích Ca, Những Điểm Đặc Sắc Của Phật Giáo, Vua Pasenadi, Lời Hoa, Bùn, Sữa Pháp Ban Mai, Tu Nhà, Phật Pháp Cứu Đời Tôi, Bằng Tất Cả Tấm Lòng, Chuyện Bình Thường,...

Khám phá không gian kiến trúc chùa Hoằng Pháp

Để đi vào bên trong chùa Hoằng Pháp, đầu tiên bạn phải đi qua một cổng tam quan. Tên cổng được đắp bằng chữ quốc chữ, trong đó bên trái là chữ “Từ Bi”, bên phải là chữ “Trí Tuệ”. Tên cổng tam quan của mỗi ngôi chùa đều mang một ý nghĩa riêng nhưng tựu chung lại đều hướng con người, chúng sanh đến với những điều tốt đẹp, thiện lương.

Cổng chùa Hoằng Pháp được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống nhưng vẫn có sự đan xen, chấm phá của nét hiện đại với những đường cong cách điệu có phần góc cạnh hơn so với cổng chùa truyền thống. Đặc biệt, phía trên mái cổng chùa Hoằng Pháp còn có 2 tầng được lợp bằng ngói đỏ uốn cong ở mỗi đầu đao.

Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

Nếu những bức tự, câu đối hoặc hoành phi tại các ngôi chùa truyền thống, đặc biệt là các ngôi chùa miền Bắc được viết bằng Hán tự hay chữ Nôm thì tại chùa Hoằng Pháp, các bức tự, câu đối hay hoành phi lại được viết bằng tiếng Việt. Chùa cũng được xây dựng từ các vật liệu hiện đại, có độ bền chắc cao. Mặc dù vậy, về cơ bản ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng truyền thống của những ngôi chùa theo hệ phái Bắc tông.

Bước qua cổng chùa, bạn sẽ đến với khuôn viên của chùa. Hai bên khuôn viên chùa là các hàng chậu cây xanh vừa có tác dụng trang trí, tăng vẻ đẹp vừa góp phần mang đến không gian mát mẻ và thanh nhàn hơn cho ngôi chùa.  Nhìn từ xa, nổi bật lên giữa nền trời và cây cối xanh tươi là mái ngói đỏ tươi của tòa đại điện chùa Hoằng Pháp. Kiến trúc 2 tầng 8 mái cùng hệ thống cột cái và cột quân nâng đỡ chùa khiến ngôi chùa trở nên sừng sững và vững chắc hơn. 

Chào đón bạn khi đi từ ngoài cửa vào là hàng cột hiên cao lớn, hai bên là các thềm bậc tâm cấp được trang trí bởi 2 chú sư tử vàng mạnh mẽ, dũng mãnh và cũng không kém phần uy nghiêm. Đặc biệt, ở chính giữa lối đi còn có một đỉnh đồng lớn được trạm trổ bằng cách họa tiết bắt mắt.

Một trong số các điểm nhấn nổi bật của chùa Hoằng Pháp chính tháp Nhị Nghiêm, nơi an nghỉ của vị cố hòa thượng Ngộ Chân Tử- người đã có công thành lập chùa. Tháp Nhị Nghiêm không quá rộng lớn nhưng được xây dựng rất vững chắc, móng hình tròn, cao 3 bậc theo xu hướng càng lên cao vòng tròn lại càng hẹp lại. Phía bên trên có một tòa tháp hình vòm được ốp bằng gạch men, phía trước tháp đặt một đỉnh đồng. Nếu muốn thắp hương cho nhà sư thì bạn cần phải đi quan đỉnh đồng và bước lên bậc đá.

Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Tìm hiểu khóa tu mùa hè Chùa Hoằng Pháp

Khóa tu mùa hè tại Chùa Hoằng Pháp.

Không chỉ nổi tiếng là địa điểm linh thiêng, nơi hành hương cho những người con nơi cửa Phật, chùa Hoằng Pháp còn là địa điểm được nhiều Phật tử lựa chọn để tham gia các khóa tu ngắn hạn, tĩnh tâm sau những ồn ào xô bồ của cuộc sống. 

Một khóa tu của chùa Hoằng Pháp thường kéo dài 7 ngày. Trong 7 ngày này, các bạn sẽ được tu tại chùa, được học thêm rất nhiều điều bổ ích cũng như những văn hóa trong cuộc sống đạo Phật như: cách lễ bái, cách lễ lạy, cách chắp tay, xá chào và ý nghĩa của mỗi hoạt động này. Bên cạnh đó, các bạn còn có thể tham gia vào các hoạt động rèn luyện sức khỏe. Hầu hết những người tham gia các khóa tu ngắn hạn này đều là những Phật tử tu tại gia với mong muốn có thể thực hành và tu tập tại nơi cửa Phật. 

Ngoài ra, chùa Hoằng Pháp cũng tổ chức thêm các khóa tu vào mùa hè. Lúc này, đối tượng tham gia khóa tu không chỉ dừng lại ở các Phật tử tu tại gia mà còn có sự tham gia của rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh thay thiếu nhi nhỏ tuổi. Hiện nay, rất nhiều gia đình có ý định gửi con em mình lên chùa Hoằng Pháp vào mỗi dịp hè, để tham gia khóa tu, giúp con em có thể tu tập tích đức đồng thời học được cách bao dung, lối sống văn minh, thanh cao và có kỷ luật.
 
Trên đây là một số thông tin thú vị về chùa Hoằng Pháp mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng với những thông tin này các bạn không chỉ tìm được lời đáp cho câu hỏi “Chùa Hoằng Pháp ở đâu” mà còn hiểu rõ hơn về ngôi chùa cũng như những khóa tu hướng thiện mà nhà Chùa đang thực hiện. Nếu có cơ hội các bạn hãy ghé thăm chùa một lần để du lịch, dâng hương và vãn cảnh chùa hoặc cũng có thể tham gia khóa tu ngắn hạn của nhà chùa để giúp tâm tịnh khí hòa, giải tỏa mọi buồn phiền cũng như áp lực trong cuộc sống thường ngày nhé!

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hãy mạnh mẽ lên, từ bỏ một người không xứng đáng với tình yêu của bạn