Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào? Kỹ thuật trồng cây cao su
Nguồn gốc cây cao su ở đâu ?
Cây cao su được xuất xứ từ cây dại nhiệt đới, lá kép, mọc thành chùm tụ tán và cao trên 30m. Là loại cây thuộc thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh. Vào năm 1743 cây cao su được phát hiện trong chuyến du khảo của hai hải quân người pháp là Fresno F và De la Condamine C đã tìm được loài cây kỳ lạ tại miền Nam sông Amazon. Họ bắt gặp thổ dân người Mania dùng thứ mủ trắng có độ đàn hồi cao được lấy từ thân của chính loại cây đó để bẫy chim và làm thành những vật dụng như chén, chậu, tượng để thờ cúng,...
Hai nhà nghiên cứu khi lần đầu tiên thấy loài cây lạ và những giá trị thiết thực mà nó đem lại. Họ đã vẽ lại hình cây này và gửi về Pháp để giới thiệu với viện hàn lâm khoa học. Năm 1846 cây cao su mới được chú ý khi mà Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp cao su lưu hoá. Phát minh này đã đưa mủ cao su vào phục vụ chính thức không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Năm 1877 cây cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình. Là một trong những cây công nghiệp dài ngày và có giá trị kinh tế cao, và đem lại lợi ích về môi trường phủ xanh đất trống và chống xói mòn,...
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
Theo thống kê nước ta là nước đứng thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên chỉ sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Năm 2012 diện tích cây cao su đạt tới 850.000 ha và chiếm khoảng 7% diện tích cao su trên thế giới. Vào năm 2007 cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Vũng Tàu, với diện tích khoảng 339.000 ha, ở Tây Nguyên 113.000 ha, trung tâm phía Bắc khoảng 41.500 ha và duyên hải miền Trung 6.500 ha. Cho tới thời điểm hiện tại vùng chiếm diện tích trồng cao su nhiều nhất nước ta vẫn là Đông Nam Bộ trong đó tỉnh chiếm diện tích nhiều nhất là Bình Phước, các vùng còn lại là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Đặc điểm cây cao su
Cây cao su thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, khá đa dạng, thích hợp với vùng có lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm/năm, số ngày mưa thích hợp cho cao su là khoảng 100-150 ngày/năm và phân bố đều trong năm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cao su là 25-30 độ C, nếu nhiệt độ trên 400 độ C cây sẽ bị khô héo, chồi ngọn ngưng phát triển và dẫn đến chết cây. Cây cao su trưởng thành có sức chịu hạn tốt, ưa đất chua với nồng độ ph đất khoảng 4,5-5,6 và không chịu ngập. Đất trồng cây cao su có độ dốc không quá 30o và phải có tầng đất canh tác từ 1m trở lên. Cây cao su ưa nặng gió, nếu gió mạnh sẽ làm cho sản lượng mủ thấp, ảnh hưởng đến đời sống cây cao su. Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi và cũng chính là lý do cây cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
Kỹ thuật trồng cây cao su
Trong tự nhiên cây cao su mọc hoang dại như cây rừng, những trong sản xuất cây cao su được trồng thành các lô vuông 25ha với mật độ từ 6m x 3m và tập hợp các lô thành các đồn điền cao su rộng lớn. Bước vào tuổi khai thác cây đạt chu vi thân từ 50cm trở lên sẽ bắt đầu khai thác mủ, vòng đời khai thác mủ của vườn cây có thể đạt đến 25 năm. Sau khoảng thời gian khai thác mủ sẽ chuyển qua giai đoạn khai thác gỗ, tái canh diện tích trồng mới vụ tiếp theo.
Cách chăm sóc cây cao su
Chăm sóc cây cao su đòi hỏi phải tỉ mỉ, kỹ thuật và chi tiết thì mới đạt hiệu quả như ý, cụ thể là:
- Làm cỏ
Vào năm đầu tiên: làm cỏ ở vị trí cách gốc mỗi bên khoảng 1m và thực hiện 3 lần/năm, nhổ cỏ bằng tay, không sử dụng cuốc để tránh gây hại cho rễ cây.
Từ năm thứ 2 đến năm thứ năm làm cỏ thực hiện đều đặn 4 lần/năm và từ năm thứ 6 đến năm thứ 8 thực hiện làm cỏ 2 lần/năm. Khi làm cỏ nên hạn chế làm thủ công và ưu tiên dùng loại thuốc diệt cỏ thích hợp để giảm thiểu nhân công lao động cần sử dụng.
Đối với làm cỏ giữa hàng cần lưu ý hạn chế việc thực hiện cày đất từ năm thứ 2 trở đi và không cày đặt ở những vườn có độ dốc lớn hơn 8%.
- Giữ ẩm
Ở năm đầu để tiến hành giữ ẩm cho cây cao su cần tiến hành vào giai đoạn cuối mùa khô để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển tốt. Để giữ ẩm ưu tiên dùng những cây họ đậu, rơm rạ, phân xanh,... để tủ gốc khi đã phúp bồn và xới đầy đủ.
- Tỉa chồi
Việc cắt chồi cần tiến hành sớm để tạo điều kiện cho những chồi ghép có khả năng phát triển tốt. Đối với tỉa cành tạo tán nên thực hiện liên tục và thường xuyên, tạo tán cân đối sẽ thích hợp cho cây sau này được đảm bảo tốt.
- Phòng chống cháy
Thực hiện phát dọn sạch sẽ cỏ quanh gốc, quét dọn sạch sẽ lá nằm cách hàng cao su khoảng 2m yêu cầu được hoàn thành đầy đủ và nhanh chóng, để giúp giảm thiểu nguy cơ cháy lan có khả năng xảy ra.
Sản phẩm từ cây cao su
Cây cao su được trồng để khai thác mủ và thu hoạch gỗ vào cuối kỳ khai thác mủ.
- Mủ cây cao su
Đây được xem là sản phẩm chính từ cây cao su, mủ cao su được sản xuất và ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất oto. Giá của mủ cao su biến động theo cung cầu và được giao dịch chủ yếu qua sàn Osaka Nhật Bản và Thượng Hải.
- Gỗ cao su
Gỗ cao su có giá trị rất cao trong các mặt hàng nội thất và có giá trị ngày càng cao do các biện pháp cấm rừng . Gỗ cao su ngày càng hiện diện rộng rãi và đa dạng trong các sản phẩm vì vậy mà xu hướng lai tạo các giống cao su sau này đều định hướng kết hợp mủ và lấy gỗ.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn về cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào. Và trồng cây cao su cần tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật thì mới đem lại năng suất như mong muốn. Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn.Chúc các bạn thành công!
Linh Linh (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất