Vu quy là gì? Trình tự các nghi lễ trong lễ vu quy
Vu quy là gì?
Vu quy là gì? Vu quy chính là buổi tiệc cưới được tổ chức bởi gia đình nhà gái từ vu quy trong tiếng hán nghĩa là con gái đi về nhà chồng. Vào ngày lễ này, gia đình bên nhà trai sẽ tiến hành di chuyển tới nhà gái, nơi cô dâu và chú rể thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, bái lạy cha mẹ để tỏ lòng biết ơn đấng công lao sinh thành người dưỡng dục cô dâu nên người.
Lễ vu quy là gì?
Ý nghĩa của lễ Vu Quy
Lễ vu quy hay còn được gọi là lễ ăn hỏi, miền Nam thường gọi là đám hỏi lễ này là sự gặp mặt hứa gả của hai họ với nhau. Lúc này, coi như cô gái và chàng trai đã có hôn ước và trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau, vào ngày này nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái. Bên nhà gái nhận lễ này đồng nghĩa với việc đồng ý gả con gái và nhận chàng trai về làm rể nhà mình.
Trình tự các nghi lễ trong lễ vu quy
Vào ngày diễn ra lễ vu quy nhà cái cần dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, trang trí tư gia và chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất để chào đón nhà trai. Khi nhà trai đến đem theo lễ vật, tiến hành nghi lễ cưới hỏi theo truyền thống và xin rước cô dâu về nhà chồng.
Theo điều kiện và phong tục của từng vùng miền và sở thích mà lễ vu quy được thực hiện theo nhiều nghi thức khác nhau. Tuy nhiên, nghi thức chủ yếu diễn ra theo trình tự cơ bản sau:
- Mẹ chú rể xuất phát trước cả đoàn nhà trai thời gian khoảng 10 phút.
- Mẹ chú rể tiến vào nhà gái để thực hiện lễ xin dâu, trao tráp cho mẹ cô dâu.
- Mẹ cô dâu mang tráp xin dâu và tiến hành thắp hương.
- Khi mẹ chú rể ra khỏi nhà gái thì đoàn nhà trai sẽ tiến vào nhà gái để thực hiện thủ tục đón dâu.
- Đại diện gia đình nhà trai phát biểu mở lời, giới thiệu về bản thân, các thành viên tham dự buổi lễ và tuyên bố lý do của buổi lễ.
- Đại diện nhà gái mời bố mẹ cô dâu và chú rể lên nhà làm lễ gia tiên rồi đón cô dâu đi ra mắt gia đình hai bên.
- Đại diện gia đình nhà gái có những lời dặn dò và chúc phúc cho cô dâu và chú rể, sau đó tặng của hồi môn cho chú rể nếu có.
- Đại diện nhà trai xin phép ra về và mời nhà gái cùng tham dự lễ thành hôn tại gia đình nhà chú rể.
- Đại diện nhà trai phát biểu mở lời, mời quan viên hai họ dùng tiệc trà và xin phép cô dâu và chú rể thực hiện các thủ tục truyền thống.
- Cô dâu ra mắt quan viên hai họ đại diện nhà trai có đôi lời phát biểu chính thức tuyên bố hai con làm vợ chồng.
- Đại diện nhà trai tuyên bố lễ thành hôn của hai bên diễn ra thành công và tốt đẹp, mời nhà trai di chuyển ra phòng tiệc để cùng dự tiệc cưới.
Phân biệt sự khác nhau giữa lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn
Để phân biệt sự khác nhau giữa lễ vu quy, tân hôn, thành hôn và đính hôn thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn, mời bạn có tham khảo.
Khác với lễ vu quy nghi lễ đưa con gái về gia đình nhà chồng, lễ đính hôn mang ý nghĩa hứa gả con cái giữa hai bên gia đình. Lễ thành hôn chính là cột mốc đôi bạn trẻ chính thức về chung một nhà.
Lễ vu quy
Như đã nói ở trên thì lễ vu quy chính là buổi tiệc được tổ chức tại bên nhà cô dâu, bởi trong tiếng Hán từ vu quy chính là con gái đi về nhà chồng.
Lễ vu quy
Lễ tân hôn
Tân hôn chính là thủ tục cuối cùng, sau khi đã hoàn thành xong cô dâu và chú rể đã chính thức về chung một nhà. Bởi lễ tân hôn được tổ chức tại nhà chú rể, nên đây cũng là nơi chuẩn bị nhiều thứ hơn bên nhà cô dâu.
Lễ tân hôn
Lễ đính hôn
Lễ đính hôn còn gọi là lễ ăn hỏi là ngày mà nhà trai mang về lễ vật như trầu cau, rượu thuốc, hoa quả, bánh phu thê, chè mứt và xôi gà sang hỏi cưới cô dâu. Lễ ăn hỏi mang ý nghĩa như là một thông báo hứa gả con gái giữa hai bên gia đình. Đồng thời, đây cũng là dịp để cặp đôi thông bán hôn sự chính thức tới họ hàng, anh em và bạn bè hai bên.
Lễ đính hôn
Lễ đính hôn thường được tổ chức từ một tháng trước ngày cưới, thế nhưng ngày nay nhiều cặp đôi lựa chọn gộp chung lễ ăn hỏi trong ngày cưới để tiết kiệm được thời gian và công sức của hai bên gia đình.
Lễ đính hôn được tổ chức tại gia đình nhà gái, nên gia đình cần chuẩn bị rạp hỏi và tiệc mừng để chào đón gia đình nhà trai cũng như khách khứa đôi bên. Trong khi đó thì gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị tráp lễ ăn hỏi để tiến hành di chuyển sang nhà gái để thực hiện nghi lễ cưới hỏi cô dâu.
Lễ thành hôn
Lễ thành hôn hay lễ tân hôn là nghi lễ quan trọng nhất trong tục cưới hỏi, cô dâu và chú rể thực hiện nghi lễ kết đôi và chính thức về chung một nhà. Thường thì cụm từ lễ thành hôn được dùng để nói về buổi tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn, trung tâm tiệc cưới.
Lễ thành hôn
Tuy nhiên, ngày nay từ lễ thành hôn chỉ được các gia đình miền bắc ưa chuộng trong tiệc cưới của gia đình nhà trai mang ý nghĩa để đón dâu. Miền Nam và miền Trung dùng cụm từ lễ tân hôn với ý nghĩa làm đám cưới mới.
Chuẩn bị gì cho ngày lễ vu quy
Do là một nghi lễ quan trọng trong ngày cưới nên hai bên gia đình cần chuẩn bị cho ngày lễ một cách cẩn thận, chu đáo.
Phía nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ vu quy
Để ngày lễ vu quy được diễn ra suôn sẻ, nhà trai cần chuẩn bị lễ vật xin dâu như là nhẫn cưới, tráp lễ xin dâu và chuẩn bị cả phòng cưới nữa. Ngoài ra, gia đình cũng cần đầu tư vào trang phục cho lịch sự và thật trang trọng trong ngày đại hỷ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết từng công việc của nhà trai cho ngày lễ vu quy nhé.
Mua nhẫn cưới
Theo truyền thống thì đây là việc mà nhà trai cần chuẩn bị, thường thì chú rể sẽ chiều theo ý cô dâu. Hai bạn nên tìm hiểu chất liệu mẫu mã cân đối, ngân sách của cặp nhẫn cưới theo phong cách và hợp với túi tiền của mình. Các cặp đôi nên chuẩn bị cho cặp nhẫn cưới ít nhất từ ba đến bốn tháng trước buổi lễ diễn ra để xác định được ngân sách hợp lý.
Trang trí cho phòng tân hôn
Một phòng tân hôn ấm cúng sẽ mở ra cho các cặp đôi một cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc. Gia đình cần chuẩn bị trang trí phòng cưới nội ngoại thất sao cho đẹp mắt. Về nội thất thì gia đình sẽ sắm sửa phòng cưới, tủ quần áo, bàn trang điểm, … Bên cạnh đó, nếu gia đình có điều kiện thì có thể sắm thêm đồ điện tử,...
Về trang trí phòng cưới thì hãy lựa chọn concept trang trí và tone màu mà bạn yêu thích. Bạn có thể lựa chọn concept trang trí phòng cưới lãng mạn với nến, hoa hồng, bóng bay hoặc dây đèn nháy.
Chuẩn bị tráp để xin dâu
Theo truyền thống thì hai lễ vật luôn phải có chính là trầu cau và rượu, được đặt trong một giỏ tráp màu đỏ. Ngoài lễ vật kể trên thì gia đình nhà trai có thể chuẩn bị thêm cặp bánh để tượng trưng cho âm dương ngũ hành.
Chuẩn bị trang phục cưới hỏi
Đối với trang phục trong ngày lễ vu quy thì bạn có thể chọn vest hoặc áo dài cưới truyền thống tùy theo sở thích. Trang phục của đội bê lễ cũng phụ thuộc vào phong cách cô dâu và chú rể.
Chọn người làm chủ hôn đại diện
Nhà trai cần một người có vị thế cao và được coi trọng trong họ hàng để làm chủ hôn. Người chủ hôn cũng cần am hiểu nhiều về các nghi lể của đám cưới truyền thống, và cũng là người khéo léo trong ứng xử để dễ dàng tiếp chuyện với chủ hôn của nhà gái
Nghi thức đón dâu theo phong tục của người Việt Nam
Nghi thức đón dâu là một phần quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Dưới đây là các bước chính trong nghi thức này:
Chuẩn bị làm lễ xin dâu
Nhà trai: Chuẩn bị sính lễ, mâm quả, và các vật phẩm cần thiết. Các mâm sính lễ được đậy nắp cẩn thận và phủ khăn đỏ bên ngoài.
Nhà gái: Đón tiếp nhà trai, sắp xếp chỗ ngồi và chuẩn bị bàn thờ gia tiên.
Chào hỏi và tuyên bố lý do
Nhà gái: Mời nhà trai vào nhà, ổn định chỗ ngồi và mời nước.
Nhà trai: Đại diện nhà trai giới thiệu thành phần tham dự và nguyện vọng đón cô dâu về nhà chồng.
Nhà gái nhận lễ vật
Nhà gái: Nhận lễ vật từ nhà trai và mang lên bàn thờ gia tiên.
Nhà trai: Trình lễ vật và thắp hương trên bàn thờ gia tiên1.
Cô dâu ra mắt và làm lễ gia tiên
Cô dâu: Ra mắt họ hàng hai bên và làm lễ gia tiên1.
Chú rể: Cùng cô dâu thắp hương và bái lạy tổ tiên1.
Mời trầu cau và rượu
Hai bên gia đình: Mời trầu cau và rượu để thể hiện sự kính trọng và chúc phúc1.
Trao nhẫn cưới
Chú rể: Trao nhẫn cưới cho cô dâu, thể hiện sự gắn kết và cam kết trong hôn nhân1.
Nhận quà và trả lễ
Cô dâu và chú rể: Nhận quà từ hai bên gia đình và trả lễ1.
Ăn tiệc tại nhà gái
Hai bên gia đình: Tham gia tiệc mừng tại nhà gái để chúc phúc cho đôi uyên ương1.
Rước nàng về dinh
Nhà trai: Đưa cô dâu về nhà chồng, kết thúc nghi thức đón dâu1.
Nghi thức đón dâu không chỉ là một phần của đám cưới mà còn là dịp để hai bên gia đình thể hiện sự tôn trọng và gắn kết
Tóm lại: Lễ Vu Quy là một phần không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và giúp kết nối hai bên gia đình. Việc tổ chức lễ Vu Quy đúng nghi thức không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với truyền thống mà còn tạo nên một khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp cho bạn bớt bỡ ngỡ trong quá trình chuẩn bị lễ vu quy là gì cho mình. Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc nhé.
Linh Linh(tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất