Lễ ăn hỏi gồm những gì? Lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp là gì?
Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi là gì? Lễ ăn hỏi là một nghi thức phong tục truyền thống của người Việt, là thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Là giai đoạn quan trọng, cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai, và chàng trai sau khi đem lễ vật tới nhà gái. Lúc này đã chính thức xin được nhận làm con rể của nhà gái.
Lễ ăn hỏi là gì?
Ý nghĩa lễ ăn hỏi
Đây là một nghi thức quan trọng, trong ngày ăn hỏi bên nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đem tới bên nhà cô dâu. Trước là để dâng lên bàn thờ của tổ tiên nhà cô dâu, sau là để xin phép bên gia đình nhà gái cho cô dâu và chú rể được lên duyên vợ chồng.
Nghi lễ này chính là một hình thức để hợp hóa mối quan hệ của đôi bạn trẻ, sau nghi lễ này họ đã chính thức là vợ chồng của nhau. Đây cũng là dịp nhà trai thể hiện sự chu đáo và thành ý của mình. Thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn tới gia đình nhà cô dâu đã có công sinh thành và nuôi dạy cô dâu. Đồng thời đây cũng là dịp để đôi bên gia đình ngồi lại với nhau để trao đổi, bàn bạc về lễ cưới của đôi bạn trẻ.
Nghi lễ đám hỏi gồm những thủ tục gì?
Mỗi vùng miền và mỗi địa phương sẽ có các nghi lễ và thủ tục khác nhau, thế nhưng về cơ bản thì một đám hỏi sẽ có các thủ tục sau:
Mời nước, trò chuyện và rước lễ vật: Hai bên gia đình sẽ cùng ngồi lại với nhau nói chuyện và giới thiệu các thành phần tham dự. Phía nhà trai sẽ có đại diện đứng lên để phát biểu, đồng thời tiến hành trao mâm quả cho nhà gái bắt đầu thực hiện nghi thức. Bên nhà gái cũng có đại diện đứng lên phát biểu và chấp nhận mâm lễ của nhà trai.
Cô dâu ra mắt hai bên gia đình: sau khi hai bên gia đình đã bàn chuyện xong thì chú rể sẽ là người vào phòng đón cô dâu ra để ra mắt hai hai họ.
Cô dâu chú rể ra mắt 2 bên gia đình
Thắp hương gia tiên tại nhà gái: khi cô dâu ra mắt hai bên gia đình xong thì mẹ của cô dâu sẽ lấy mâm lễ mà nhà trai đem tới để lên bàn thờ gia tiên để đôi trẻ thực hiện thắp hương báo cáo với các bậc bề trên.
Bàn về lễ cưới: Hai bên gia đình sẽ tiếp tục bàn về lễ cưới, trong thời gian này thì chú rể và cô dâu có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè.
Lại quả nhà trai: nhà gái sẽ lấy một lễ vật mà bên nhà trai đem tới để đưa lại cho nhà trai, đây gọi là lễ lại mặt. Sau đó, nhà trai xin phép nhà gái để ra về.
Lễ ăn hỏi gồm những gì?
Lễ ăn hỏi gồm những gì sẽ tùy thuộc theo từng vùng miền từng địa phương mà lễ vật trong đám hỏi sẽ khác nhau. Số lượng tráp hỏi cũng sẽ khác nhau theo từng vùng miền, chẳng hạn như ở miền bắc tráp ăn hỏi tính theo số lẻ 3, 5, 7, 9. Còn miền Nam thì số tráp hỏi sẽ là số chẵn 4, 6, 8 và 10 tráp.
Mặc dù khác nhau thế nhưng lễ ăn hỏi cả ba vùng miền cũng có nét tương đồng về các mâm lễ chính đó là:
Mâm trầu cau
Từ xưa ông cha ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, vậy nên dù đám cưới ở vùng miền nào thì cũng không thể thiếu sự hiện diện của trầu cau, là mâm lễ vật không thể thiếu của người Việt Nam.
Trap mâm cau trầu
Quả cau tròn trịa cùng với lá trầu xanh mướt tượng trưng cho tình yêu lâu bền, mặn nồng của đôi vợ chồng trẻ. Theo quan niệm của ông cha ta trầu cau còn thể hiện tấm lòng son sắc thủy chung của đôi lứa, là sự gắn bó lâu bền hạnh phúc sau này.
Rượu, trà và thuốc lá
Mâm lễ này thể hiện cho lời xin phép của con cháu gửi tới ông bà gia tiên và đây cũng là lời cầu mong ông bà gia tiên phù hộ chứng giám cho lòng thành kính hiếu thảo của con cháu. Đồng thời, mong ông bà phù hộ cho đám cưới của đôi bạn trẻ được diễn ra thuận lợi và vui vẻ.
Vị cay nồng của rượu cùng với vị đắng của trà sẽ góp thêm hương vị cho cuộc sống mới của đôi bạn trẻ thêm ấm áp và nồng nàn.
Mâm rượu thuốc lá và trà
Mâm bánh ăn hỏi
Mâm lễ này có thể là bánh cốm, hay bánh phu thê hay bánh kem, bánh pía,... tất cả đều là những vị bánh truyền thống được sử dụng nhiều trong các đám cưới hỏi. Trong số đó, thì bánh phu thê được dùng phổ biến hơn cả bởi bánh gắn liền với câu chuyện về tình cảm vợ chồng thể hiện tình yêu mặn nồng, bền chặt. Ngoài ra, mâm bánh còn thể hiện cho sự cân bằng về âm dương ngũ hành, biểu trưng cho sự hài hòa của trời đất, thể hiện sự gắn bó bền chặt của hai vợ chồng.
Mâm bánh hỏi
Mâm hoa quả
Mâm lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, người ta thường lựa chọn các loại hoa quả thơm có vị ngọt như là táo, nho, na,..Thể hiện sự chúc phúc cho đôi bạn trẻ sớm được con đàn cháu đống, hạnh phúc sum vầy. Ngoài ra, còn rất nhiều loại lễ khác như mâm mứt sen mâm xôi gấc, heo quay, lễ đen,...
Mâm hoa quả
Lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp là gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng lễ ăn hỏi 5 tráp. 7 tráp 9 tráp là gì thì ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn.
Lễ ăn hỏi 5 tráp là gì?
Lễ ăn hỏi 5 tráp là mâm quả truyền thống ở miền Bắc gồm tráp trầu cau, rượu thuốc, bánh cốm, tráp hoa quả, chè. Ngoài tráp 5 mâm thì còn có lễ đen là khoản tiền để cảm ơn công sức sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu.
Lễ ăn hỏi 7 tráp là gì?
Lễ ăn hỏi 7 tráp chính là 7 mâm quả truyền thống tại miền Bắc để hỏi cưới bao gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm bánh phu thê, tráp hoa quả, tráo chè và tráp mứt hạt sen.
Lễ ăn hỏi 9 tráp là gì?
Lễ ăn hỏi 9 tráp là 9 mâm quả truyền thống gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, bánh cốm, bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp chè, tráp mứt hạt sen, tráp lợn sữa và tráp gà - xôi gấc.
Chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi?
Nếu cô dâu và chú rể vẫn còn bối rối về nghi lễ ăn hỏi cần chuẩn bị những gì thì tiếp tục theo dõi bài viết nhé.
Chuẩn bị về thời gian, địa điểm
Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi thì hai bên gia đình thống nhất thời gian và địa điểm tổ chức. Đúng ngày giờ đã định thì đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường đến nhà gái để tiến hành trao lễ vật.
Chuẩn bị về mâm lễ vật
Lễ vật ăn hỏi chính là các vật phẩm mà nhà trai đem tới nhà gái, lễ vật được chuẩn bị do sự thách cưới của nhà gái về số mâm lễ hay lượng lễ vật theo bên gia đình nhà gái.
Những lễ vật thường là bánh phu thê, bánh chưng bánh dày tượng trưng cho sự giao hợp âm dương. Bên cạnh đó, còn có heo quay. xôi gấc bánh kem và đồ trang sức cho cô dâu tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nhà.
Chuẩn bị về thành phần tham dự
Đoàn nhà trai gồm chú rể, bố mẹ, những thành viên khác trong họ hàng và một số thanh niên độc thân để bưng bê tráp. Còn thành viên bên nhà gái sẽ bao gồm cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số bạn nữ độc thân để đón lễ ăn hỏi.
Dự kiến trình tự buổi lễ ăn hỏi
Dự kiến trình tự buổi lễ ăn hỏi sẽ gồm các bước sau đó là;
Trước buổi lễ
Khi hai bên gia đình đã thống nhất được số lượng mâm hoa quả và lễ vật trong mâm quả. Nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ không thiếu sót, sau khi đã kiểm tra đầy đủ thì nhà trai xuất phát đến nhà gái để kịp giờ lành. Bên phía nhà trai cần đảm bảo tới nhà gái đúng giờ lành để buổi lễ được tiến hành suôn sẻ.
Trong buổi lễ
Chào hỏi giữa hai bên gia đình và trao lễ vật, khi đến giờ lành đoàn đại diện nhà trai sẽ sắp xếp đội hình thứ bậc trong gia đình. Đi đầu là ông bà và các bậc cao niên đại diện gia đình, tiếp tới bố mẹ chú rể và đội ngũ bê tráp.
Thủ tục trao lễ vật
Gia đình cô dâu sẽ ra tiếp đón cùng với các vị đại diện bên nhà gái, sau màn chào hỏi giữa hai bên đội bê tráp nhà trai sẽ trao lễ vật cho đội bê tráp nhà gái. Hai bên gia đình sẽ trao cho đội bê tráp một bao lì xì đỏ để lấy may, mỗi bao lì xì sẽ đặt bên trong một khoản tiền nhỏ. Với ý nghĩa mang lời chúc về tình duyên cho những người đã giúp bê lễ trong ngày ăn hỏi.
Phát biểu ý kiến
Sau khi bê tráp vào nơi làm lễ thì đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào uống nước và nói chuyện với nhau. Để đáp lại thì bên đại diện nhà trai cũng sẽ giới thiệu thành phần tham dự. Sau đó nhà trai sẽ trình bày lý do tới hỏi cưới và giới thiệu lễ vật của nhà mình. Đại diện bên nhà cô dâu sẽ đứng lên cảm ơn và nhận lễ vật.
Thắp hương gia tiên nhà gái
Mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm quả một số lễ vật để lên bàn thờ tổ tiên để tiến hành làm lễ. Cô dâu và chú rể sẽ là người thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái để chú rể ra mắt ông bà tổ tiên.
Cô dâu, chú rể ra mắt họ hàng
Sau khi đã nhận tráp thì gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu ra mắt họ hàng. Cô dâu ra mắt và chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể và ngược lại.
Hai bên bàn bạc thống nhất về lễ cưới
Sau khi đã thắp hương tổ tiên xong thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày giờ tổ chức lễ đón dâu. Trong thời gian này thì cô dâu và chú rể sẽ đón khách và lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng với bạn bè của mình.
Kết thúc buổi lễ
Kết thúc buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Nhiều gia đình sẽ tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ để mời gia đình, dòng họ và bạn bè thân thiết nhất.
Thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi
Việc bàn lễ cưới xong thì nhà gái chia lễ vật lại quả cho bên nhà trai, khi nhà gái trả mâm thì mâm tráp phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại. Sau khi nhà gái đã lại quả thì nhà trai tiến hành xin phép ra về.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn biết được lễ ăn hỏi gồm những gì để các cặp đôi chuẩn bị cho lễ ăn hỏi của mình một cách tốt nhất. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn trăm năm hạnh phúc.
Linh Linh (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất