Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Linh Linh 2022-12-15 08:11
- Các hành tinh trong hệ mặt trời hay Thái Dương Hệ là hệ hành tinh bao gồm hệ mặt trời ở trung tâm và cả những vật xung quanh. Để hiểu rõ hơn về các hành tinh có trong hệ mặt trời ta cùng nhau đi khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

Khái quát chung về Hệ Mặt Trời

Các hành tinh trong hệ mặt trời được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Mặt trời chính là ngôi sao trung tâm và nổi bật nhất tạo ra nhiệt độ và mật độ đủ lớn tại lõi để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Đồng thời, làm giải phóng một năng lượng khổng lồ phần lớn phát xạ vào không gian dưới dạng bức xạ điện tử. 

Vũ Trụ là gì?

Vũ trụ chính là khoảng không gian vô tận chưa các thiên hà, mỗi một thiên hà là tập hợp của nhiều thiên thể. Các thiên thể như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh hay sao chổi,...cùng với đó là khí bụi và bức xạ điện từ. Vũ trụ mà chúng ta quan sát hiện nay chứa khoảng 10 tỷ thiên hà, và có bán kính 3.1025m, có khoảng 1020 ngôi sao với tổng khối lượng là 1050kg.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Tìm hiểu vũ trụ 

Thiên hà có cả mặt trời và các hành tinh của nó trong đó có trái đất được gọi là dải ngân hà. Dải ngân hà của chúng có tất cả 1011 ngôi sao có hình đĩa dẹt xoắn ốc, bán kính khoảng 45.000nas.

Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ mặt trời là một hệ hành tinh có mặt ở trung tâm và những thiên thể nằm trong phạm vi của mặt trời. Tất cả được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ  năm.Theo Wikipedia, các thiên thể chủ yếu quay quanh mặt trời và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khớp với nhau.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Hệ mặt trời là hệ hành tinh trung tâm 

Có bốn hành tinh nhỏ vòng trong đó là sao thủy, sao kim, trái đất và sao hỏa hay chúng còn được gọi là các hành tinh đá. Bởi chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại, bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn nhiều s với 4 hành tinh vòng trong. Mộc và sao Thổ hai hành tinh lớn nhất có thành phần chủ yếu là heli và hydro. Hai hành tinh nằm ngoài cùng là sao thiên vương và sao hải vương thành phần chủ yếu từ băng, nước, amoniac và metal. Có 6 hành tinh và ba hành tinh lùn có những vệ tinh tự nhiên vây quanh hay còn gọi là mặt trăng của trái đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời hình thành như thế nào?

Theo tiến sĩ Paul M. Sutter chúng ta đang ở đây cách 4,5 tỷ năm theo vòng đời của mặt trời cùng với hàng loạt hành tinh thể nhỏ hơn quay xung quanh nó. Ban đầu thì vũ trụ hoàn toàn không có gì nhiều, chỉ có những ngôi sao được hình thành từ sự đổ vỡ của tinh vân là những đám mây khí và bụi lỏng lẻ. Những nhà thiên văn học gọi đó là tinh vân tiền mặt trời thế nhưng đến ngày nay nó đã không còn tồn tại.

Có một vụ nổ siêu tân tinh, có sóng xung kích té toạc tinh vân tiền mặt trời khiến nó bị co lại. Siêu tân binh giải phóng một lượng lớn các nguyên tố phóng xạ nhất định sau đó chuyển đổi từ tinh vân sang hệ mặt trời. Trong hàng triệu năm thì tinh vân này đã co lại và nguôi đi và cuối cùng một tiền mặt trời được bao quanh bởi một đĩa khí và bụi mỏng quay nhanh.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sự hình thành của hệ mặt trời 

Khoảng 4,5 tỷ năm trước thì mặt trời của chúng ta không hoàn toàn sáng như ngày nay, nó nhỏ và rất nóng. Mặc dù rất nóng nhưng mặt trời chưa đạt đến mật độ và nhiệt độ quan trọng để duy trì phản ứng của hạt nhân trong lõi. Ở giai đoạn này thì các hành tinh đã bắt đầu hình thành với quá trình chậm chạp. Càng gần với mặt trời sức nóng và ánh sáng quá gay gắt nên không thể có thứ gì khác tồn tại ngoài đá. 

Qua thời gian, các mảnh đá kết dính hình thành nên các hành tinh, trái đất đã va chạm bởi một thứ có kích thước bằng sao hỏa và các mảnh vỡ vụn va chạm đó cuối cùng trở thành mặt trăng bây giờ.

Các nhà thiên văn học đã cho rằng những hành tinh bên ngoài đã tạo ra một thời kỳ với các tác động mạnh mẽ của sao chổi và tiểu hành tinh trong khoảng 4 tỷ năm trước. Sự dịch chuyển các hành tinh khổng lồ đã làm xáo trộn tất cả các vật chất còn lại trong hệ mặt trời. 

Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?

Các hành tinh trong hệ mặt trời bao gồm có mặt trời và 9 hành tinh di chuyển xung quanh nó. Phía bên trong có 4 hành tinh ở thể rắn là sao thủy, sao kim, trái đất và sao hỏa. Nằm ở phía ngoài có 5 hành tinh ở thể khí đó là sao mộc. sao thổ, sao thiên vương và sao diêm vương.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?

Khoảng năm 1930 khi thấy sao diêm vương thì  ai cũng đều biết đây là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Tuy nhiên, mãi đến năm 1990 các nhà thiên văn học lại đặt ra tranh cãi về vấn đề liệu rằng có Pluto liệu có phải là hành tinh hay không. Vào năm 2006 hội thiên văn học quốc tế lại gọi sao diêm vương là một hành tinh lùn và loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh có trong hệ mặt trời. Bởi vậy, hệ mặt trời sẽ có tất cả 8 hành tinh trừ sao diêm vương.

Cho đến ngày nay các nhà thiên văn học vẫn không ngừng nghiên cứu về sự tồn tại của một hành tinh thứ 9 có trong hệ mặt trời. Ngày 20/1/2016 người ta đã tìm ra bằng chứng cho rằng có hành tinh thứ 9 và nó lớn gấp 10 lần khối lượng của trái đất. Hơn nữa nó còn lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao thiên vương. Hệ mặt trời còn có một số sao chổi, có nhân thể rắn chứa bụi và nước đá với đuôi dạng hơi nước kéo dài hàng triệu kilomet quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip rất dẹt

Cấu trúc của hệ Mặt Trời

Thiên thể chủ đạo của quỹ đạo hệ mặt trời chính là mặt trời, một ngôi sao G2 thuộc dãy chính tích lũy tận 99,86% khối lượng của cả hệ và vượt trội về lực hấp dẫn. Bốn hành tinh khí chiếm 99% khối lượng còn lại và khối lượng sao mộc và sao thổ lên tới 90 phần trăm so với khối lượng các thiên thể khác.

Các thiên thể lớn có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng mặt phẳng hoàng đạo, thế nhưng các sao chổi và vật thể trong vành đai Kuiper thường hiện mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1 góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo. 

Hệ mặt trời phía trong gồm có 4 hành tinh đá và vành đai tiểu hành tinh chính, 4 hành tinh thuộc thể khí khổng lồ. Từ khi tìm kiếm ra vành đai Kuiper thì phần bên ngoài của hệ mặt trời được xem là vùng riêng biệt chứa các vật thể thuộc phía ngoài sao hải vương.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Ngay bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu lần lượt các hành tinh trong hệ mặt trời:

Sao Thủy

Sao thủy là hành tinh có vị trí gần nhất với hệ mặt trời chỉ lớn hơn với mặt trăng và trái đất một ít. Vào ban ngày hành tinh bị hơ nóng bởi mặt trời, ban đêm nhiệt độ thấp xuống âm hàng trăm độ. Sao thủy không có không khí, để tiếp diễn với tác động của thiên thạch thì bề mặt của nó bị rỗ với nhiều lỗ hổng lớn giống với mặt trăng.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Thủy

Sao Kim 

Sao Kim là hành tinh vô cùng nóng, thậm chí còn nóng hơn rất nhiều so với sao thủy, không khí cực độc hại. Áp suất trên bề mặt của sao thủy sẽ nghiền nát bạn ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu miêu tả sao kim giống như một hiệu ứng nhà kính, kích thước và cấu trúc của sao kim gần giống với trái đất. Bầu không khí dày đặc, độc hại giữ nhiệt trong hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Kim

Trái Đất 

Trái đất là hành tinh chứa nhiều nước là hành tinh duy nhất có sự sống, bầu không khí giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của trái đất di chuyển quanh trục của nó với tốc độ 467m/s. 

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Trái Đất

Sao Hỏa

Là hành tinh có đất đá và lạnh, bụi bẩn là oxy sắt hiện rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm bề mặt hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Hành tinh sao hỏa có đặc điểm tương thích với trái đất có bề mặt đất đá, núi và thung lũng.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Hỏa

Sao Mộc

Sao Mộc là hành tinh vô cùng lớn, có thể gọi là lớn nhất trong hệ mặt trời, được xem là một hành tinh khí khổng lồ. Lớp ngoài cùng hiện lên với nhiều lớp mây ở những độ cao khác nhau. Có một đặc điểm nổi bật là vết đỏ lớn, một cơn bão khổng lồ được phát hiện tồn tại ít nhất từ hàng trăm năm trước. 

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Mộc

Sao Thổ

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính theo khoảng cách trung bình từ mặt trời, được biết nhiều nhất là vành đai của nó. Hành tinh tồn tại một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ. Hành tinh được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể nhìn thấy được từ mắt thường.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Thổ

Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương được xem như một hành tinh khí độc nhất nó là hành tinh với lượng khí khổng lồ và có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Khi metan có trong khí quyển làm cho sao thiên vương trở thành màu lục - lam.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Thiên Vương

Sao Hải Vương

Được phát hiện nhờ những cơn gió mạnh nhất đôi khi còn nhanh hơn cả tốc độ âm thanh, thuộc vị trí xa và lạnh. Hải vương tinh còn được coi là hành tinh đầu tiên được dự đoán sự tồn tại bằng việc sử dụng toán học trước khi nó được phát hiện.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Hải Vương

Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương trước đây còn được biết là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời, nó khác xa với các hành tinh khác bởi đặc điểm, diêm vương bé hơn mặt trăng của hành tinh trái đất. Từ 1979 đến 1999 sao diêm vương tinh chính thức được xem là hành tinh thứ 8 tính từ mặt trời. Sau 1999 nó theo con đường của sao hải vương rồi quay trở về thành hành tinh nằm xa nhất trong hệ mặt trời đến khi nó trở thành hành tinh lùn.

Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Diêm Vương

Qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ mặt trời các hành tinh trong hệ mặt trời. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về các hành tinh có trong hệ mặt trời nhé.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hờn ghen là chuyện đàn bà - Thấu hiểu được mới là đàn ông