Hành tinh nào gần trái đất nhất? Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
Khái niệm về khoảng cách trong Hệ Mặt Trời
Để định rõ vị trí và khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta cần hiểu cách mà các nhà khoa học thực hiện đo đạc trong không gian vũ trụ. Khoảng cách giữa các hành tinh không phải là một giá trị cố định, mà thay đổi liên tục do sự di chuyển của từng hành tinh trên quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời.
Để đơn giản hóa việc đo lường này, các nhà khoa học thường sử dụng "đơn vị thiên văn" (AU), mà tương đương với khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời. Việc sử dụng AU giúp đo lường khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời trở nên thuận tiện và dễ hiểu.
Hành tinh nào gần trái đất nhất?
Trong hệ mặt trời thì trái đất là hành tinh nằm thứ ba gần với mặt trời. So với các hành tinh khác thì sao kim cách mặt trời 108,2 triệu km gần trái đất hơn. Chỉ mất hơn 100 ngày để bay đến sao kim. Sao hỏa cách mặt trời 227, 94 triệu km, trái cách mặt trời 149.6 triệu km. Và những năm 1870 người Liên Xô đã thực hiện thành công cuộc hạ cánh lên sao kim. Liên Xô và Hoa Kỳ đã lần lượt phóng các tàu thăm dò Venera 1 và Mariner 1 đồng thời cung cấp cho trái đất các dữ liệu liên quan đến sao kim. Dữ liệu trả về cho thấy nhiệt độ bề mặt của sao kim là 475 độ C. Tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tiếp cận sao kim. Mariner 2 đã phát hiện thành công nhiệt độ bề mặt của sao kim với áp suất cao gấp 92 lần so với trái đất. Việc hạ cánh tàu để khám phá và thăm dò sao kim còn khó khăn hơn nhiều so với sao hỏa.
Thứ tự 8 hành tinh trong hệ Mặt trời gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (theo thứ tự gần Mặt Trời nhất).
Thứ tự 8 hành tinh trong hệ mặt trời gồm sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Nhiệt độ bề mặt của sao kim là 475 độ C hành tinh này không thích hơn cho sự tồn tại của loài người. Hệ Mặt Trời gồm các hành tinh quay xung quanh mặt trời, có quỹ đạo hình tròn vừa xoay quanh mình và vừa xoay quanh mặt trời.
Ảnh hưởng của Sao Kim (Venus) đến Trái Đất
Tác động của Sao Kim (Venus) đến Trái Đất không chỉ thể hiện qua các yếu tố văn hóa thông qua những biệt danh như "ngôi sao sáng buổi sớm" hoặc "ngôi sao chiều tối," mà còn được phản ánh thông qua quá trình quan sát sự kiện thiên văn này thông qua kính viễn vọng. Hiện tượng đặc biệt là sự xuất hiện và biến mất của Sao Kim (Venus), "ngôi sao sáng nhất trên bầu trời" vào lúc bình minh và hoàng hôn, đã thu hút sự quan tâm của con người từ thời cổ đại. Điều này không chỉ là một hiện tượng đẹp mắt mà còn là biểu tượng cho sự liên kết sâu sắc giữa kiến thức thiên văn và văn hóa nhân loại.
Những hiện tượng như sự chuyển động ngược của Sao Kim (Venus), tức là sự rơi vào bảng đồ hành tinh, mang lại hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta quan sát và hiểu về chuyển động học của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Hiện tượng cận cực đại và cận cực tiểu
Hiện tượng Cận cực đại và Cận cực tiểu trong quỹ đạo của sao kim (Venus) và Trái Đất là hai khái niệm thiên văn mô tả vị trí cực đoan của chúng trong khoảng cách giữa hai hành tinh này. Cận cực đại xảy ra khi sao kim (Venus) đạt đến điểm gần nhất với Trái Đất trên quỹ đạo của mình, trong khi Cận cực tiểu xảy ra khi sao kim (Venus) ở điểm xa nhất.
Trong giai đoạn Cận cực đại, khoảng cách giữa sao kim (Venus) và Trái Đất thu hẹp xuống khoảng 38 triệu km, xuất hiện mỗi 584 ngày, tương ứng với chu kỳ gặp gỡ giữa hai hành tinh này. Ngược lại, trong giai đoạn Cận cực tiểu, khoảng cách có thể tăng lên đến khoảng 261 triệu km, khi sao kim (Venus) và Trái Đất đứng ở hai điểm đối diện trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
Hệ mặt trời có 8 hành tinh thứ tự của những hành tinh trong hệ mặt trời như sau:
1. Hành tinh nào gần trái đất nhất - Sao Thủy (Mercury)
Đây là hành tinh gần mặt trời nhất chỉ lớn hơn mặt trăng của trái đất một chút, có tên tiếng Anh là Mercury. Bởi là hành tinh gần với mặt trời nhất nên nhiệt độ ở sao thủy khá cao. Ban ngày, nhiệt độ tại sao thủy và có thể lên đến 450 độ C và hạ xuống âm tới hàng trăm độ C vào ban đêm.
Hình ảnh sao Thủy
2. Sao Kim (Venus)
Sao kim là hành tinh thứ hai gần với mặt trời nhất trong hệ mặt trời, được biết bầu không khí trên sao kim vô cùng độc hại áp suất bề mặt sẽ có thể nghiền nát vụn tất cả mọi thứ. Ngôi sao này còn có nhiệt độ cao hơn so với sao thủy rất nhiều.
Hình ảnh sao Kim
3. Trái đất (Earth)
Đây là hành tinh thứ 3 trong hệ, tùy theo từng địa điểm mà nhiệt độ trên trái đất có thể khác nhau. Trái đất là hành tinh thứ ba gần nhất so với hệ mặt trời, trái đất của chúng ta là hành tinh nước tồn tại duy nhất sự sống nhờ vào bầu khí quyển giàu nito và oxy.
Hình ảnh Trái Đất
4. Sao Hỏa (Mars)
Là hành tinh thứ 4 gần mặt trời nhất là sao Hỏa - Mars gồm toàn đất đá và lạnh, núi, thung lũng hay hệ thống bão. Hành tinh thứ 4 này có rất nhiều điểm tương đồng với trái đất là hành tinh có khá nhiều núi là đất đá. Bầu không khí với nhiều bụi oxit sắt vì vậy có màu đỏ đặc trưng như chúng ta vẫn thường thấy.
Hành tinh thứ 4 là sao Hỏa
5. Sao Mộc (Jupiter)
Hành tinh này là hành tinh khí chứa nhiều khí hidro cùng heli có kích thước khổng lồ, sao mộc là hành tinh thứ 5 gần với mặt trời nhất. Sao mộc là một hành tinh có nhiều mặt trăng xung quanh bao quanh. Nếu đứng trên sao mộc bạn có thể dễ dàng ngắm được 69 mặt trăng đây chính là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
Sao Mộc
6. Sao Thổ (Saturn)
Hành tinh này có chứa hidro, heli và có nhiều vành đai bao xung quanh, là hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời, sao thổ được phát hiện bởi người Hy Lạp và người La Mã cổ đại.
Sao Thổ
7. Sao Thiên Vương (Uranus)
Đây chính là hành tinh đạt đến sự vuông góc gần như tuyệt đối, hành tinh chứa nhiều khí metan trong khí quyển là hành tinh thứ 7 trong hệ mặt trời. Sao thiên vương có màu lục lam là một ngôi sao lớn thế nhưng nhiệt độ lại khá thấp.
Sao Thiên Vương
8. Sao Hải Vương (Neptune)
Sao hải vương là hành tinh thứ 8, là ngôi sao khá xa với mặt trời, hành tinh này nổi tiếng với những cơn gió nhanh và cực mạnh nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Sao hải vương còn lớn hơn gấp 57 lần so với trái đất của chúng ta.
Sao Hải Vương
Những câu hỏi liên quan
Hạ cánh trên Sao Kim có khó không?
Phần trên đã giải đáp câu hỏi :"Hành tinh nào gần trái đất nhất?" vậy "Hạ cánh trên Sao Kim có khó không?". Hạ cánh trên Sao Kim đã trở thành một thách thức khó khăn không dễ dàng. Từ những năm 1960, con người đã phóng hơn 40 tàu thăm dò đến Sao Kim. Tuy nhiên, trong số này, có 11 lần phóng không thành công và 7 tàu vũ trụ gặp thất bại khi tiếp cận, chỉ có 9 tàu thăm dò làm được nhiệm vụ tiếp cận gần hành tinh này. Điều này giải thích tại sao thông tin về bề mặt của Sao Kim vẫn còn hạn chế, do những khó khăn lớn trong tiếp cận.
Tại sao Sao Kim lại trở nên nóng lên?
Trong quá khứ, Sao Kim khác xa so với hình dáng hiện tại. Hàng tỷ năm trước, nó có một môi trường thuận lợi để hỗ trợ sự sống và thậm chí rộng lớn hơn cả Trái Đất. Khi Hệ Mặt Trời mới hình thành, các đám mây của các mảnh vụn và hành tinh nhỏ di chuyển trong không gian. Tuy nhiên, tác động của lực hấp dẫn từ Mặt Trời đã khiến chúng va chạm vào Sao Kim, tạo ra một hành trình va chạm kéo dài hàng triệu năm.
Những va chạm liên tục này đã làm Sao Kim không chỉ mất khả năng tự quay như các hành tinh khác mà còn làm cho nó quay ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ rất chậm. Do đó, trên Sao Kim, Mặt Trời mọc từ hướng tây và lặn ở hướng đông, làm cho một ngày trên Sao Kim kéo dài 243 ngày Trái Đất, trong khi một năm trên Sao Kim chỉ mất 224,7 ngày Trái Đất.
Sự thay đổi này khiến Sao Kim mất khả năng tự quay, lõi của nó ngừng quay và từ trường của hành tinh giảm dần. Các va chạm mạnh đã phá vỡ vỏ ngoại cùng của Sao Kim và các vụ phun trào núi lửa liên tục đưa khí carbon dioxide và sulfur dioxide từ bề mặt lên khí quyển. Điều này tạo ra hiệu ứng nhà kính, khiến nước biển bốc hơi và tình trạng hiệu ứng nhà kính trở nên ngày càng tồi tệ. Nước bốc hơi vào khí quyển không thể giữ lại lâu và vì Sao Kim mất từ trường bảo vệ, nó không thể chống lại sự xâm nhập của bức xạ Mặt Trời. Kết quả là, gió Mặt Trời và tia cực tím gây ra phản ứng hóa học trong khí quyển, tạo thành đám mây axit sulfuric làm tăng thêm sự nóng lên trên Sao Kim.
Tại sao bầu khí quyển của Sao Kim vẫn được bảo tồn?
Bầu khí quyển của Sao Kim vẫn được bảo tồn mặc dù bị tác động của bức xạ Mặt Trời và nguyên nhân chính là do Bức xạ Mặt Trời không đủ năng lượng để phân hủy một số loại khí quan trọng trong khí quyển.
Bức xạ Mặt Trời có khả năng phân tách nước thành hydrogen và oxygen, nhưng quá trình này không đủ mạnh để tác động đến carbon dioxide, sulfur dioxide và axit sulfuric trong khí quyển của Sao Kim. Do đó, các khí này vẫn tồn tại và không bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.
Ngoài ra, hoạt động núi lửa trên bề mặt Sao Kim đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và gia tăng bầu khí quyển. Các loại khí như carbon dioxide và khí chứa lưu huỳnh được liên tục bơm vào bầu khí quyển từ các vụ phun trào núi lửa. Quá trình này đã diễn ra suốt hàng tỷ năm và giúp duy trì sự đa dạng và bảo tồn khí quyển của Sao Kim.
Dựa trên nhiều phân tích về thứ tự của các hành tinh trong hệ mặt trời, được những nhà khoa học khám phá và chỉ ra là sao thủy. Sao kim tinh mất 225 ngày để quay quanh mặt trời, khoảng cách của sao thủy sẽ nằm gần với trái đất hơn sao kim rất nhiều. Thủy tinh mất 88 ngày để có thể gặp được trái đất ở thời điểm gần nhất.
Hy ọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn đã có câu trả lời hành tinh nào gần trái đất nhất. Hi vọng rằng các kiến thức về hành tinh này bổ ích và giúp cho bạn có thêm nhiều điều thú vị nhé.
Linh Linh(tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất