Tâm sự của anh chồng làm 'tay hòm chìa khóa' trong nhà khiến nhiều người dở khóc dở cười

Bích Ngọc 2021-11-24 15:00
- Có bao giờ bạn tự hỏi rằng nếu chồng làm tay hòm chìa khóa trong gia đình thì sẽ thế nào không?

Trong nhiều gia đình, người vợ thường nắm vai trò tay hòm chìa khóa. Họ sẽ lo liệu việc chi tiêu, tích lũy trong gia đình. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình, người chồng lại nắm vai trò tay hòm chìa khóa. Vậy, bạn có tò mò xem cuộc sống hôn nhân sẽ như thế nào nếu người chồng trở thành tay hòm chìa khóa hay không?

Tâm sự của anh chồng làm 'tay hòm chìa khóa' trong nhà khiến nhiều người dở khóc dở cười

Mới đây, trên một hội nhóm thu hút khá đông người dùng mạng xã hội, một người chồng giấu tên đã tâm sự về cuộc sống của bản thân khi nắm vai trò tay hòm chìa khóa trong gia đình. Người chồng này thể hiện khả năng quán xuyến khi đã chia khoản tiền trong gia đình thành tiền chi tiêu, tiền ốm đau và tiền tiết kiệm.

Tâm sự của anh chồng làm 'tay hòm chìa khóa' trong nhà khiến nhiều người dở khóc dở cười

(Ảnh minh họa)

Anh chồng này than phiền vì vợ dành quá nhiều tiền để mua quần áo, phấn son...Anh ta còn tỏ ra khó chịu khi vợ vào siêu thị và mua một thỏi son được cho là đắt tiền. Thời gian gần đây, người vợ liên tục đòi được quyền nắm kinh tế trong nhà. Chị này tỏ ra bức xúc khi trong bữa cơm anh chỉ cho vợ ăn rau. Anh này đã lên mạng xã hội để hỏi ý kiến tư vấn từ mọi người và tâm sự rằng mình đang stress vì vợ tiêu pha phung phí.

Trích tâm sự của người dùng này:

"Vợ chồng em lấy nhau thì cũng được 2 năm rồi bọn em chưa có con vì muốn dành dụm sau này có tiền thì mới đẻ. Bọn em chia ra làm 3 loại tiền trong tháng đó là chi tiêu, ốm đau và tiết kiệm. Lương của em được 12 triệu + thêm làm ngoài được 3 triệu nữa, còn vợ em thì được có 7 triệu/ tháng còn chưa kể hôm nghỉ này nghỉ nọ nên tháng nào cũng cầm về cùng lắm là được 6 triệu 5.

Trong nhà thì em là người cầm tài chính, vợ muốn mua gì ăn gì em cũng đưa chứ em không có tiếc nhưng em luôn hi vọng cô ấy biết chi tiêu hợp lí vậy mà hàng tháng vợ luôn bỏ ra quá nhiều tiền vào phấn son quần áo, mà cô ấy toàn mua áo hàng thùng thì công nhận là đồ nó rẻ nhưng chính vì rẻ nên mới đánh vào tâm lý các bà, càng rẻ ôm càng nhiều, thành ra mỗi lần shopping là cũng phải hết đến 300 nghìn.

Son phấn thì em cũng muốn vợ đẹp nên dắt vợ ra chợ sinh viên mua cho rẻ nhưng vợ chê ở đấy hàng không chuẩn dùng hỏng mặt thế là em đèo vào bigc nhưng giá trong đấy thì cao nên mua được có thỏi son 90 nghìn ấy thế mà hôm sau cô ấy vác về thêm 1 thỏi son nữa giá đến cả 200 bạc. Rồi chưa kể còn đòi hỏi quà cáp ngày này ngày nọ, em không mua mà bảo dành tiền để đẻ con thì lại quay ra dỗi với tủi thân rất trẻ con. Đấy là còn chưa kể hàng tháng tiền lương được gần 7 triệu thì chỉ đưa em có 6 triệu, không bao giờ đưa đủ cả.

Cũng may em là người biết chi tiêu nên mỗi tháng vợ chồng cũng để ra được tầm 15 triệu, nhưng như thế chưa thấm tháp vào đâu cả vì đẻ 1 đứa con ra tốn kém rất nhiều. Dạo này vợ em còn đòi cầm kinh tế trong gia đình nhưng em dứt khoát là không cho, mà cô ấy thì bảo thế thì từ giờ sẽ bớt tiền đưa em lại tức là lương tháng 6 triệu 5 thì chỉ đưa em 4 triệu thôi còn lại thì giữ để đi chợ nấu cơm chứ không thì ăn rau suốt người xanh mướt. Em nghe rất tự ái, em có để vợ đói khát đâu.

Em cũng không bằng lòng với việc vợ em bớt xén tiền lương lại rồi nhỡ đâu lại mua linh tinh cả. Có cách nào để vợ ngoan ngoãn nghe lời em như trước không ạ chứ em sắp stress vì việc vợ quá phung phí rồi. Sau này đẻ con ra biết nuôi bằng gì?"

Dòng tâm sự của người dùng này khiến nhiều chị em ngã ngửa. Nhiều người cho rằng anh chồng này dường như đang quá tính toán trong chuyện chi tiêu trong gia đình. Chung sống cùng người chồng như thế này, người vợ ắt hẳn sẽ cảm thấy rất ngột ngạt.

"Đọc tới đoạn shopping 300 ngàn thì mình đã từ chối đọc tiếp", người dùng Anh Nguyen bình luận.

"Trời ạ, ai đời đàn ông mà tính hơn tui nữa. Chồng tôi mỗi lần dẫn đi mua đồ thích cứ mua không cần xem giá', người dùng Loan Nguyễn viết.

Cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả cho gia đình

Lên danh sách các món đồ cần mua

Bạn có gặp trường hợp đi chợ hoặc siêu thị mua nhiều hơn những thứ mình dự định hay chưa? Đó là lý do để bạn lập danh sách các món đồ cần mua. Danh sách này có thể có thể lập trước khi đi chợ, siêu thị. Nhưng cũng có thể lập theo tháng, năm để bạn biết gia đình mình đang cần mua những gì và chỉ nên mua theo danh sách đã lập.

Lên kế hoạch cho 1 khoản tiết kiệm mỗi tháng

Như các quy tắc tiết kiệm tiền, bạn nên tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng. Khoản tiết kiệm này cần được thực hiện nghiêm túc. Và quan trọng hơn hết là bạn không phải tạo sức ép cho bản thân khi đặt các con số tiết kiệm quá mức với tình hình tài chính của gia đình mình. Miễn sao bạn có tích lũy tiết kiệm nhỏ còn hơn không có.

Ưu tiên ăn cơm tại nhà và mang cơm đi làm/ đi học

Cùng nhau thực hiện cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình đơn giản đó là ưu tiên ăn uống tại nhà. Nghĩa là bạn sẽ mua nguyên liệu và nấu ăn tại nhà. Việc này sẽ hạn chế chi phí ăn ngoài sẽ giúp gia đình bạn không những tiết kiệm tiền hiệu quả mà còn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.

Bích Ngọc

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 màu son cho da ngăm cực tôn da