Với nhiều cô gái, chàng trai, chuyện cưới hỏi là chuyện cả đời. Vì vậy, họ rất mong chờ ngày vui khi được về chung một nhà với người mình yêu. Tuy nhiên, một só lý do khiến đám cưới bị hoãn lại khiến không ít người cảm thấy hụt hẫng, đặc biệt là bạn gái trong câu chuyện này.
Giáp Tết, nhà trai 'quay xe', đòi hoãn cưới vì nguyên nhân cực khó đỡ
Mới đây, trên một cộng đồng mạng xã hội thu hút khá đông người dùng, một người dùng tên H.N đã tâm sự câu chuyện của mình. Được biết, bạn gái này đang mang bầu 5 tháng, dự định ra Tết sẽ cưới luôn nhưng giáp Tết, gia đình bạn trai bất ngờ "quay xe" đòi hoãn cưới vì lý do...vàng tăng giá cao quá. Sau đó, gia đình chồng gợi ý hoãn cưới cho đến khi....vàng hạ giá hoặc thuê vàng giả để tổ chức đám cưới nhằm giảm bớt chi phí.
(Ảnh minh họa)
Điều này khiến người dùng này cảm thấy rất băn khoăn. Cô nghĩ rằng việc thuê vàng giả đến đám cưới thì không may mắn nhưng nếu đợi đến khi giá vàng hạ thì không biết đến bao giờ. Điều này khiến H.N hết sức băn khoăn, khó xử mà không biết phải giải quyết làm sao. Cô đã đăng câu chuyện của mình lên mạng để nhờ cộng đồng mạng tư vấn giúp.
Trích tâm sự của người dùng này:
"Em đang mang bầu tháng thứ 5 rồi, định là sau Tết thì cưới luôn nhưng tới vài hôm nay chồng em ngỏ ý nói gia đình muốn xin hoãn vì vàng lên giá cao quá.
Trước đó chồng em đi theo công tác chống dịch nên lúc em chớm bầu không về được để cưới, tuy nhiên hai nhà cũng đã định sẵn là ra tết thì cưới luôn. Mẹ chồng nói tới gần ngày cưới sẽ đưa em đi chọn vàng cưới, mẹ tặng em 1 đôi hoa tai, 1 chiếc lắc tay và 1 kiềng, đủ bộ.
Thế nhưng đến giờ vì vàng lên giá cao, chồng em bảo nhiều chi phí phải lo quá nên không thể chạy vạy thêm được, mẹ vẫn muốn tặng em đầy đủ như đã hứa. Cho nên bây giờ sẽ cho gia đình em 2 lựa chọn, 1 là đợi vàng giảm thì cưới, 2 là thuê vàng rồi tới khi giá vàng ổn ổn rồi thì mẹ sẽ mua bù lại.
Em nghĩ ngày trọng đại của mình mà phải đi thuê vàng xong đem trả lại thì không may mắn, mà nếu chờ đợi vàng giảm thì không biết đến bao giờ với lại bụng em cũng đã to rồi. Chưa kể nếu đẻ xong mới cưới thì bố mẹ em sợ hàng xóm dị nghị.
Giờ em phải chấp nhận phương án nào nhỉ? Mẹ em bảo hay thôi bớt sính lễ thành một đôi hoa tai cũng được, nhưng các dì các mợ em lại nói rằng quà cưới cho cô dâu mà ít thế thì mọi người cười cho."
Dòng tâm sự của người dùng này đã thu hút 10.000 lượt thích từ cộng đồng mạng. Nhiều người cảm thấy bức xúc với cách cư xử của nhà trai. Cô dâu đã bầu sắp ngày sinh con nhưng họ vẫn cố chần chừ, trì hoãn đám cưới. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng mỗi nhà mỗi cảnh. Đám cưới tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Nếu gia đình không có điều kiện thì mọi chuyện cũng khó nói.
(Ảnh chụp màn hình)
"Cưới đi bác ơi, quan trọng gì, cơm không ăn thì gạo còn đấy. Dịch bệnh đã khó khăn giá vàng lên cao ngất ngưởng thì cũng thương nhau tí", người dùng Thúy Hiền viết.
"Cưới treo là hạnh phúc cả đời sao lại vì chút vật chất tầm thường mà hoãn trong khi chửa vượt mặt rồi. Có tiền thì đủ bộ nhẫn dây chuyền lắc, không có tiền thì nhẫn cỏ trao nhau cũng hạnh phúc rồi, hoãn cưới vì giá vàng cao nghe buồn cười mà lại ra nước mắt", người dùng Bùi Thành Nam bình luận.
Những điều cô dâu nên chuẩn bị trước ngày cưới
Khám sức khỏe tiền hôn nhân
Bạn có thể chủ quan bỏ qua bước khám sức khỏe tiền hôn nhân khi thấy cả mình và nửa kia đều đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi các bệnh truyền nhiễm hay vấn đề sức khỏe sinh sản không có biểu hiện bên ngoài rõ ràng. Nếu không giải quyết kịp thời, những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cô dâu và chú rể mà còn gây nguy hiểm cho con cái sau này.
Giữ tâm trạng thoải mái
Kết hôn là một sự kiện trọng đại nên có thể mang tới nhiều áp lực ảnh hưởng tới tâm lý và dẫn tới khủng hoảng tiền hôn nhân. Bạn có thể lo lắng tự hỏi liệu anh ấy có phải người phù hợp nhất với mình không, sau khi cưới nhau anh ấy có còn yêu mình như xưa không, đám cưới liệu có sai sót gì không… Những băn khoăn này khiến bạn dễ cáu kỉnh, mệt mỏi, mất tập trung hay thậm chí còn xuất hiện tâm lý muốn chia tay.
Sắp xếp công việc ngày nghỉ
Để chuẩn bị đám cưới và sắp xếp cuộc sống hôn nhân, bạn có thể cần nghỉ phép khoảng 3 – 5 ngày. Bạn có thể tham khảo một số ý sau để công việc không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Tính số ngày nghỉ dự kiến: Bạn sẽ cần nghỉ một khoảng thời gian để chuẩn bị đám cưới và tận hưởng tuần trăng mật. Vậy nên, bạn hãy ghi rõ những ngày mình muốn nghỉ để viết đơn xin phép trước.
- Thu xếp người làm thay bạn: Khi biết trước số ngày nghỉ phép, bạn có thể thu xếp một người thay mặt mình giải quyết công việc cấp bách trong những ngày này. Bạn cũng cần giải thích và hướng dẫn người này về công việc của mình trong những ngày nghỉ phép.
- Tranh thủ làm trước những việc có thể: Trước khi nghỉ phép, bạn hãy tranh thủ giải quyết những việc còn tồn đọng và những việc có thể làm trước. Ví dụ, bạn có thể viết trước một phần của báo cáo hằng tháng để sau này dễ dàng điền thêm số liệu vào.
Tân trang nhan sắc
Tân trang sắc đẹp là điều không thể thiếu khi lên danh sách cô dâu cần chuẩn bị những gì cho ngày cưới. Hành trình làm đẹp trước ngày cưới có thể rất tốn thời gian nên bạn hãy bắt đầu chăm chút cơ thể mình thật sớm.
Bích Chi
Chẳng cô gái nào ngốc nghếch cứ thương mãi một người chắng sợ mất mình