Chồng ngày nào cũng yêu cầu vợ kê khai tiền chợ, nhà 6 người mua hết 200k rau thịt chê không biết chi tiêu
Tin liên quan
Với nhiều cặp vợ chồng, sau khi cưới cũng là khoảng thời gian họ đối mặt với cuộc sống tự lập, gánh nặng cơm áo, gạo tiền. Để giảm thiểu việc chi tiêu hoang phí, nhiều cặp vợ chồng đã ghi chép lại số tiền đã chi tiêu. Tuy vậy, sự khác biệt trong cách suy nghĩ, cách chi tiêu cũng làm nảy sinh những khác biệt, mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng.
Anh chồng ngày nào cũng chăm chăm hỏi số tiền đã chi tiêu, vợ phản ứng gắt
Mới đây, trên một hội nhóm thu hút khá đông người dùng, một người vợ tên V.T đã chia sẻ lại câu chuyện hôn nhân của mình với mọi người. Được biết, chồng của V.T là người khá chi li, tính toán trong việc chi tiêu.
Mỗi ngày, anh đều hỏi vợ xem đã chi tiêu những gì để góp ý với vợ xem cái gì cần chi, cái gì nên tiết kiệm. Mỗi khi thấy vợ tiêu tiền vào khoản nào, anh chồng này đều tỏ ra bất ngờ, xót xa vì giá thành quá đắt đỏ. Tuy nhiên, việc tiết kiệm thái quá của chồng cũng khiến người dùng này cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
Ảnh chụp màn hình.
Câu chuyện của người dùng này khiến dân tình cười ra nước mắt. Họ cho rằng trong thời đại vật giá leo thang từng ngày, việc chi tiêu thế này là quá tiết kiệm. Nhiều anh chồng không đi chợ bao giờ nên không cảm nhận được những cơn "bão giá". Để giải quyết mâu thuẫn trong cách chi tiêu, vợ chồng cần trò chuyện, trao đổi với nhau nhiều hơn.
"Đang ăn tô phở 40 ngàn, đọc đến đây tôi quyết ở 1 mình", một người dùng viết.
"Mua lọ mắm ruốc chưng thịt ăn với cơm, uống thêm ly nước cho no. 6 người ăn 6 ngày, tiết kiệm được bao nhiêu chồng nhỉ", một người khác bình luận.
Mẹo quản lý chi tiêu cho vợ chồng trẻ
Thiết lập quỹ chung cho những chi tiêu gia đình
Các cặp đôi nên cân nhắc thiết lập một quỹ chung sau khi kết hôn. Cả hai đều phải đóng góp tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người, nhưng phải có sự thỏa thuận và dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng.
Mẹo này mang lại rất nhiều lợi ích như: giúp hai vợ chồng kiểm soát chi tiêu cân bằng và khoa học, đảm bảo phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, đặc biệt còn xây dựng “lá chắn” tài chính trước các rủi ro, gia tăng niềm tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo dõi, đánh giá hành trình chi tiêu
Dành thời gian theo dõi, cùng nhau quản lý chi tiêu là “chìa khóa” nuôi dưỡng quan hệ vợ chồng trở nên hòa thuận và gắn bó. Theo đó, dựa vào mốc thời gian nhất định như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, mỗi cặp đôi nên ngồi lại, trao đổi và đánh giá mức độ thu - chi trong sinh hoạt gia đình. Ví dụ như, thu nhập mỗi tháng được phân bổ cho mục đích thế nào; tài chính liệu có dư dả, cạn kiệt và phát sinh khoản nợ hay không.
Tất cả điều này phải được chia sẻ thẳng thắn và minh bạch với nhau, để vợ chồng nắm rõ tiền bạc đã đi về đâu, tránh tình trạng hoang mang, mâu thuẫn trong hôn nhân, cũng như cảm thấy thất vọng khi tài sản bị thiếu hụt vì bội chi.
Tăng nguồn thu nhập
Sau khi kết hôn, ngoài chi phí sinh hoạt mỗi ngày thì tài chính vợ chồng cũng được sử dụng cho mục tiêu ngắn hạn (đi du lịch, mua sắm thiết bị nội thất cho nhà cửa) hoặc mục tiêu dài hạn (mua nhà, mua xe, chuẩn bị tài chính cho con).
Trong nhiều trường hợp, nếu dựa vào thu nhập hiện tại của hai vợ chồng thì hoàn toàn không thể đáp ứng điều này. Vì thế, giải pháp tốt nhất là vợ chồng nên mở rộng tài chính bằng cách tìm thêm việc làm mới trong lúc rảnh rỗi, hoặc tham gia các loại hình đầu tư như bảo hiểm, cổ phiếu, bất động sản...
Anh Chi
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất