Nghệ sĩ nghẹn ngào đến viếng 'sầu nữ' Út Bạch Lan

2016-11-05 20:16
- Trưa 5-11, linh cữu nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đưa về chùa Ấn Quang (Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, TP.HCM).

Trưa 5-11, linh cữu nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đưa về chùa Ấn Quang (Sư Vạn Hạnh, phường 9, quận 10, TP.HCM).

    Bạn bè, đồng nghiệp đến viếng nghệ sĩ Út Bạch Lan tại nhà riêng. 

    

    Linh cữu nghệ sĩ Út Bạch Lan được đưa đến chùa Ấn Quang. 

    

    Rất đông người mến mộ đến tiễn đưa linh cữu "sầu nữ" Út Bạch Lan về chùa Ấn Quang. 

   

    Người thâm ôm di ảnh nghệ sĩ Út Bạch Lan đến chùa Ấn Quang. 

    Nghi thức phát tang được thực hiện tại chùa Ấn Quang. 

    Người thân nghẹn ngào trong giây phút phát tang. 

    Nghệ sĩ Thoại Mỹ có mặt tại nhà riêng của bà Út Bạch Lan từ rất sớm, cô theo chân đoàn đến chùa Ấn Quang và lo lắng mọi khâu đám tang như người con trong gia đình.

    Nghệ sĩ Thoại Mỹ cùng gia đình chăm lo đám tang nghệ sĩ Út Bạch Lan tại chùa Ấn Quang. 

    Nghệ sĩ Diệu Hiền được người thân đưa đến chùa viếng bà Út Bạch Lan.

    Nghệ sĩ Thành Lộc thẫn thờ khi vào viếng nghệ sĩ Út Bạch Lan.

út bạch lan

    Người mến mộ lặng lẽ đến viếng nghệ sĩ Út Bạch Lan. 

    Những giọt nước mắt của bao thế hệ tiếc thương người nghệ sĩ tài hoa.      

Khoảng 23 giờ ngày 4-11, gia đình NSƯT Út Bạch Lan cho hay bà vừa qua đời tại nhà riêng sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 81 tuổi.   

Nghệ sĩ Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935 tại Đức Hòa, Long An. Do một nhân duyên, bà đã gặp gỡ và cùng nhạc sĩ Văn Vĩ đi hát dạo khắp Chợ Lớn - Sài Gòn từ năm 15 tuổi.   

Ngày nay, những khán giả cải lương tuổi thất thập vẫn trầm trồ về những vai diễn của sầu nữ - đệ nhất đào thương Út Bạch Lan như Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa, Nửa bản tình ca, Dưới hàng phượng vĩ, Nước mắt kẻ sang Tần, Tình cô gái Huế, Nước chảy qua cầu, Biên Thùy nổi sóng,Tình tráng sĩ, Nhớ rừng, Cung đàn trên sông lạnh,Thiên thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt, Khúc hát dưới trăng, Sầu ly biệt… Sau năm 1975, bà xuất hiện trong nhiều vở cải lương lớn như Bình Tây đại nguyên soái, Người ven đô…  

Tuy nhiên, khán giả cải lương Sài Gòn chẳng thể nào quên được bà trong những vai đào thương tuồng xã hội lấy nước mắt như mưa của người xem ở những vở như Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Nửa đời hương phấn… Đó là những kịch bản cải lương kinh điển ghi dấu ấn đầu tiên của bà trước bao thế hệ Thanh Nga, Bạch Tuyết, Thanh Thanh Tâm… sau này. Bà và nghệ sĩ Thành Được đã là một cặp đôi vàng ở thập niên 1950, tạo nên tên tuổi và vị thế đại bang cho đoàn Thanh Minh từ khi Thanh Nga chỉ là một cô bé chưa vô nghề. Với vọng cổ, bà cùng "vua vọng cổ" Út Trà Ôn góp công rất lớn ghi dấu ấn bản vọng cổ nhịp 32 mùi mẫn vào lòng công chúng, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế hàng đầu của bài vọng cổ ở sân khấu cải lương.  

Với điện ảnh, bà góp mặt trong các bộ phim Bóng người đi, Báu kiếm rửa hận thù… với các nghệ sĩ đương thời như Thành Được, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Văn Ngà, Ngọc Đan Thanh, Hoàng Long, Lý Huỳnh…       

Theo Pháp Luật TPHCM

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bạn đã biết mẹo bôi kem chống nắng đúng cách chưa?