Chết lặng vì mẹ chồng mắng thẳng mặt: "Nhà nghèo, ở quê mà còn đòi hỏi chuyện tráp lễ"

2018-04-08 09:23
- Tôi không biết có nên tiếp tục làm đám cưới này, không biết mình có thể sống chung với một người mẹ chồng như vậy hay không?

Tôi và anh yêu nhau được 2 năm, cả hai đã có công việc ổn định, cũng là thời điểm thích hợp để tiến tới hôn nhân. Tôi là người tỉnh lẻ còn anh ở Hà Nội, bản thân tôi cũng xinh xắn, dễ nhìn, có học thức song nói về gia cảnh, nhà tôi lép vế hơn khá nhiều. Bố mẹ tôi là công chức, cuộc sống cũng chỉ có đồng lương, bố lại hay đau ốm nên chẳng có của ăn của để như người khác. Gia đình tôi sống trong căn nhà cấp 4 ở quê, dù không giàu sang nhưng quả thực rất hạnh phúc vì mọi người yêu thương nhau.  

Lần đầu về ra mắt, tôi khá choáng ngợp với căn nhà rộng rãi, có sân vườn, có ô tô, nội thất sang trọng của nhà anh. Bố anh là người khá hiền lành, thoải mái, trái ngược, mẹ có vẻ khó tính hơn. Khi tôi cất lời chào, mẹ anh “ừ” một tiếng với vẻ mặt lạnh lùng. Sau ngày hôm ấy, tôi có về nói chuyện với anh, tôi bảo: “Em thấy điều kiện của nhà anh và nhà em không cân xứng cho lắm!”. Đáp lại, anh nhẹ nhàng nói: “Anh nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là chúng ta sống với nhau hạnh phúc phải không em?”. Anh cũng trấn an tôi rằng, mẹ không phải là người khó tính, chỉ là mới gặp, chưa có nhiều điều để nói với nhau, dần dần mẹ sẽ cởi mở hơn.

Chết lặng vì mẹ chồng mắng thẳng mặt: Nhà nghèo, ở quê mà còn đòi hỏi chuyện tráp lễ

Nghe những lời anh nói, tôi cảm thấy ấm lòng và yên tâm hơn, trong lòng cũng tự nhủ, bản thân phải cố gắng hơn một chút, cư xử phải phép với bố mẹ, chắc chắn ông bà cũng chẳng ghét bỏ gì. Hơn nữa, sau này, chúng tôi còn ở chung với bố mẹ, nhà chỉ có mình anh là con trai, hai bác cũng nói trước là sẽ ở cùng chứ không ở riêng.

Rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy, dù tôi biết nhà anh không ưng gia cảnh của tôi lắm, nhưng vì anh quyết tâm, “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Hai bên bố mẹ nói chuyện người lớn xong xuôi, chúng tôi cũng được ấn định ngày làm đám cưới. Bạn bè, họ hàng ai cũng mừng cho tôi, họ bảo: “Con Nhung vậy mà sướng, lấy được anh chồng người Hà Nội lại có điều kiện, có khác gì chuột sa chĩnh gạo”. Cay đắng nhỉ, mình có đến nỗi nào mà ngay cả những người thân của mình cũng chỉ ví mình như con “chuột”.

Lại nói về mẹ chồng, bản thân tôi biết thân biết phận, sống rất chu đáo và biết điều với nhà chồng tương lai song mẹ anh có vẻ vẫn chưa thiện cảm với tôi. Thời gian trôi qua, mẹ vẫn không cởi mở hơn là mấy, thậm chí đôi khi còn có những lời nói khiến tôi có chút chạnh lòng. Dẫu vậy, mẹ tôi dặn, phận làm dâu, một điều nhịn, chín điều lành. Nhưng đúng là “con giun xéo lắm cũng phải oằn”, sự việc mới đây khiến trong đầu tôi lóe lên ý định hủy hôn.

Chẳng là, bàn đến chuyện ăn hỏi, mẹ anh hỏi nhà tôi về chuyện nhận mấy tráp ăn hỏi, mẹ tôi cũng thật thà trả lời: “Ở đây họ vẫn đi 9 tráp, vậy bà cho em xin 9 tráp ăn hỏi cho cháu nhé!”. Nghe mẹ tôi nói thế, mẹ chồng tương lai khó chịu ra mặt, bà bảo: “Dưới này nhà quê mà cũng đua đòi nhỉ, trên kia chúng tôi chỉ đi có 7 tráp. Thôi nhà chị thông gia muốn thế thì tôi cũng đồng ý, không lại bảo mang tiếng lấy chồng Hà Nội mà ăn hỏi không bằng dưới quê”. Những lời của mẹ chồng làm gia đình tôi tủi thân vô cùng, chẳng lẽ nuôi con gái lớn bằng này rồi gả đi lấy chồng, có chuyện xin mấy tráp ăn hỏi mà cũng khó khăn hay sao. Mẹ đẻ tôi rơm rớm nước mắt nhưng vẫn động viên tôi: “Thôi con ạ, bà thông gia thẳng thắn nhưng chắc không nghĩ gì. Con cố gắng nhé!”, nhìn mẹ, tôi thương vô cùng.

Chết lặng vì mẹ chồng mắng thẳng mặt: Nhà nghèo, ở quê mà còn đòi hỏi chuyện tráp lễ

Chuyện nào có thế mà đã xong. Một hôm, tôi sang nhà người yêu để dọn dẹp phòng của anh, chuẩn bị kê giường cưới. Vừa lên nhà, lúi húi đi qua phòng bố mẹ anh, tôi khựng lại khi nghe tiếng mẹ anh quát lớn: “Mày cứ cẩn thận đấy, nghe vợ để nó lái theo ý mình, mất cả tiếng nói. Tao biết thừa cái gì nó chả giật dây mày”.

Tôi đứng lại ở cửa căn phòng ấy, tiếp tục lắng nghe những lời đầy cay nghiệt mà mẹ anh nói về tôi. “Cái nhà con Nhung cũng không biết điều, đã nghèo, nhà quê một cục lấy được mày có khác gì trúng độc đắc mà còn đòi hỏi này kia. Người ta cho 7 lại còn đòi 9 tráp, đúng là ngày càng lộ bản chất tham lam”.

“Kìa mẹ, nhà người ta gả con gái đi, có đòi hỏi một chút cũng có gì sai đâu mẹ” - người yêu tôi lên tiếng.

“Mày còn dại lắm con ạ, tao lạ gì cái nhà ấy, tiếp xúc là tao biết ngay. Thấy nhà mình giàu là cứ bám lấy. Ôi dào, con gái rượu hử, để tao xem mấy hôm nữa cưới hồi môn cho con được mấy chỉ vàng. Hay rồi lại mang tiền của nhà này về cho nhà nó ấy.” - mẹ anh tiếp tục.

Chết lặng vì mẹ chồng mắng thẳng mặt: Nhà nghèo, ở quê mà còn đòi hỏi chuyện tráp lễ

Tôi chết lặng vì những lời nói của mẹ anh, người mà tương lai là mẹ chồng tôi. Quả thực, gia đình tôi chưa một ngày màng về của cải vật chất của nhà anh. Mẹ chỉ bảo, miễn sao con gái mẹ được hạnh phúc, thế mà, đứng trước cuộc sống thế này, rồi mai mốt ở chung với nhau, liệu tôi có yên ổn với người mẹ chồng lúc nào cũng nghĩ mình đến để mang tiền của của họ đi không? Và liệu với cuộc sống như vậy, tôi có thực sự được hạnh phúc? Tôi phân vân lắm, đến giờ phút này, ngày cưới đã không còn xa nhưng tôi cảm thấy nổi da gà mỗi lần bước chân vào ngôi nhà ấy.

Vũ Vũ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bỏ thuốc lá - Chưa bao bao giờ dễ tới vậy!