Xoa dịu cảm xúc khi trẻ gặp ác mộng

Thiên Khuê 2024-04-01 16:13
- Trẻ gặp ác mộng có thể ảnh hưởng tâm lý và giấc ngủ. Emdep sẽ giúp mẹ giải tỏa lo lắng này để xoa dịu tâm trạng cho bé ngủ ngon giấc nhé.

Ác mộng ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi nào?

Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể trải qua những giấc mơ đáng sợ và chúng càng không biết cách bộc lộ cảm xúc và trở ngại tâm lý sau đó. Thông thường, những cơn ác mộng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến bé.

Trẻ gặp ác mộng so với người lớn chúng ta thì ấn tượng càng sâu sắc, sinh động và dễ gây ám ảnh hơn khi thức dậy. Giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (gọi tắt là REM) là thường xảy ra mơ nhất ở mọi người. Bé giật mình sợ hãi, khóc quấy và khó ngủ trở lại.

Xoa dịu cảm xúc khi trẻ gặp ác mộng

Nguyên nhân bé dễ gặp ác mộng là gì?

Những giấc mơ dù là đẹp đẽ hay đáng sợ đều có thể xảy ra mà không có lý do. Mặc dù vậy, một số yếu tố khác cũng có thể là tác nhân gây cản trở giấc ngủ ban đêm của trẻ. Điển hình như:

- Trẻ gặp chuyện gì đó gây kích thích, khó chịu vào ban ngày

- Không gian phòng ngủ không thích hợp

- Trẻ mắc chứng sợ hãi ban đêm

- Trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe

Có thể thấy, mặc dù chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ cơn ác mộng nhưng bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ cho trẻ từ những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sự gần gũi cả cha mẹ đều rất quan trọng với trẻ.

Mẹ nên làm gì để xoa dịu cảm xúc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé?

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những gây sợ hãi

Những hình ảnh, âm thanh, sự vật, sự việc mà trẻ tiếp xúc vào ban ngày đều để lại ấn tượng trong não bộ, từ đó có thể diễn ra những giấc mơ khủng khiếp vào ban đêm. Người lớn nên tránh hù dọa bé, hạn chế cho bé xem chương trình kinh dị hoặc nghe truyện ma…

Xoa dịu cảm xúc khi trẻ gặp ác mộng

Sử dụng các vật dụng trong phòng ngủ tạo sự thoải mái và cảm giác an toàn

Trẻ gặp ác mộng càng khó ngủ. Mẹ nên chọn gối, nệm, chăn… có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để bé nằm ngủ dễ chịu hơn. Nếu trẻ thật sự sợ hãi ban đêm, bạn có thể bật một chiếc đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ miễn đừng cản trở bé đi vào giấc ngủ.

Cho phép bé ôm một “người bạn an ủi”

Hầu như đứa trẻ nào cũng có một món đồ chơi đặc biệt yêu thích. Vì vậy, nếu bé gặp khó khăn khi ngủ và bất an bởi các cơn ác mộng thì mẹ nên cho bé ôm món đồ chơi của mình. Đó có thể là thú nhồi bông, con búp bê, chiếc gối ôm ngộ nghĩnh…

Tạo thói quen thư giãn cho bé trước giờ ngủ

Mẹ không nên cho trẻ ăn uống quá nhiều khi gần đến giờ ngủ vì nó dễ gây ảnh hưởng tiêu hóa, khiến bé khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ gặp ác mộng hơn. Bạn có thể kể chuyện hoặc hát ru nhẹ nhàng để vỗ về cảm xúc cho trẻ trước khi ngủ.

Xoa dịu cảm xúc khi trẻ gặp ác mộng

Âu yếm, trấn an và khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc của mình

Nếu trẻ giật mình sợ hãi sau cơn ác mộng, bạn nên ở bên cạnh vỗ về cảm xúc cho trẻ. Khi bé đã ổn định tâm lý hơn, hãy ôm trẻ và hỏi trẻ đã mơ thấy gì. Bé có thể không kể rõ ràng về giấc mơ nhưng cơ bản bạn cũng dễ biết được hình ảnh gây sợ và giải tỏa tâm lý cho bé.

Dành cho trẻ lời khích lệ lòng dũng cảm

Để trẻ không bị ám ảnh lâu dài, bạn nên bày tỏ sự khen ngợi để tăng thêm tự tin và lòng can đảm ở bé. Ví dụ như: “Giấc mơ đó không có thật nhưng con đã vượt qua được, vì vậy con cũng rất giỏi”.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm phương pháp hiệu quả để giải tỏa những vấn đề gặp phải khi trẻ gặp ác mộng, giúp bé loại bỏ sợ hãi và ngủ ngon.

Thiên Khuê (Theo Parent)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trẻ nhỏ sinh vào 7 ngày này, tương lai thành danh, bố mẹ mở mày mở mặt