Cách đối phó với đồng nghiệp xấu tính ở công ty

Nguyễn Mai 2016-04-03 14:00
- Biết cách đối phó với những đồng nghiệp xấu gây bất lợi cho bạn ở chốn công sở cũng là kỹ năng mềm quan trọng để bạn làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Tất cả mọi người đều muốn gây ấn tượng tốt nhất với cấp trên, nhưng một vài đồng nghiệp biến công sở thành một cuộc chiến thắng bại. Họ ganh ghen, đố kỵ, gây bất lợi và thậm chí là hãm hại bạn. Tuy nhiên, bạn không nên nhảy việc ngay bởi như vậy là bạn né tránh, sợ hãi và không cứng rắn.  Vậy, bạn có thể làm gì để đối phó với những đồng nghiệp xấu tính? Hãy thử một vài chiến lược sau.

1. Giữ khoảng cách nhất định 

Ngày còn nhỏ, cha mẹ luôn nhắc nhở chúng ta phải “chọn bạn mà chơi”. Đây là bài học về ảnh hưởng của các mối quan hệ đến nhân cách con người. Khi trưởng thành, bạn cần áp dụng lời khuyên “chọn bạn mà chơi” ở phạm vi rộng hơn, ví dụ như trong mối quan hệ với đồng nghiệp. Hãy luôn giữ khoảng cách với những người nói xấu bạn sau lưng và những người có tư tưởng tiêu cực. Bạn có thể trò chuyện xã giao với họ, giúp họ làm một vài việc trong khả năng cho phép và luôn cảnh giác với từng lời nói và luận điệu của họ. 

2. Thể hiện tinh thần hợp tác làm việc

Bạn là một phần của tập thể công ty. Hãy hợp tác tốt nhất với các thành viên trong nhóm. Đừng tỏ thái độ bất hợp tác và đem chuyện mâu thuẫn hay bất đồng cá nhân vào công việc. Phân biệt rạch ròi các giới hạn này sẽ giúp bạn làm việc linh hoạt, hiệu quả hơn và hạn chế thấp nhất những khó chịu không đáng có.
Làm thế nào để đối phó với những đồng nghiệp xấu tính ở công ty?

3. CC tới ít nhất 1 người nữa khi gửi mail

Hãy nhớ rằng bạn đang dùng email công ty và chỉ nên dùng địa chỉ email này để bàn chuyện công việc. Nếu bạn cần bàn công việc với người bạn không ưa, cách an toàn nhất là CC tới ít nhất 1 người nữa. Người được CC thêm đóng vai trò là bên theo dõi trao đổi công việc của bạn và giúp bạn hạn chế mất kiểm soát cảm xúc và cách giao tiếp tiêu cực.

4. Tạo liên minh 

“Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.” Ở bất kỳ đâu bạn cũng cần có liên minh. Hãy tìm cho mình những đồng đội cùng tính cách, sở thích, phong cách làm việc và chí hướng làm việc. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, bạn cũng sẽ có người sẻ chia và giúp đỡ. Cùng với liên minh riêng, bạn có tiếng nói của mình trong tập thể và bạn không cần lo lắng hay hoang mang về vị trí của mình trong công ty.
5. Trò chuyện với sếp
Khi bạn không thể tự giải quyết vấn đề giữa các đồng nghiệp, bạn còn một địa chỉ nữa để tìm đến, đó là cấp trên. Người lãnh đạo sáng suốt sẽ sẵn sàng lắng nghe ý kiến và chia sẻ của bạn trên tinh thần xây dựng tổ chức công ty. Nếu đó thực sự là lỗi của người kia, bạn sẽ được bảo vệ, được xin lỗi, được lấy lại công bằng và tiếp tục làm việc. Nếu tình huống đảo lộn, bạn nên cân nhắc đến một số lựa chọn, ví dụ như chuyển nhóm, chuyển vị trí ngồi làm việc, thậm chí là nhảy việc.
Cách đối phó với đồng nghiệp xấu tính ở công ty

6. Đánh giá lại văn hóa công ty

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, bạn cần đánh giá lại văn hóa công sở ở công ty bạn. Một tập thể có quá nhiều đồng nghiệp xấu tính không phải là môi trường lý tưởng để bạn phát triển bản thân và sự nghiệp. Hãy nhìn người lãnh đạo trước tiên để đánh giá văn hóa một công ty vì họ chính là người tuyển lựa nhân sự và tạo nền tảng văn hóa công sở.
Biết cách đối phó với những đồng nghiệp xấu gây bất lợi cho bạn ở chốn công sở cũng là kỹ năng mềm quan trọng để bạn làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Hi vọng rằng một vài chiến lược vừa đề cập bên trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công và có một môi trường làm việc tốt với những đồng nghiệp tuyệt vời.
Nguyễn MaiNguồn: Forbes
Xem thêm:

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giải mã những lời đồn 'dựng tóc gáy' quanh ngày trăng tròn