8 lý do khiến nhân viên giỏi nhanh bỏ việc

Nguyễn Mai 2016-03-03 07:03
- Đưa ra một lời hứa với nhân viên giống như bạn vạch ra một đường kẻ phân cách giữa sự tin tưởng và đánh mất niềm tin. Nếu bạn giữ được cam kết, nhân viên của bạn sẽ vui vẻ, nếu bạn làm sai cam kết, hãy vui vẻ để nhân viên của bạn ra đi.
Bạn vừa ký thêm một đơn nghỉ việc của một nhân viên giỏi nữa sau khi không thể thuyết phục người ấy ở lại. Lý do của nhân viên nghỉ việc cũng dễ hiểu: để thay đổi môi trường, tìm cơ hội việc làm mới, tạm nghỉ đi du lịch… Nhưng, ẩn chứa trong những lý do nghỉ việc kia có nhiều nguyên nhân khác. Tăng lương là giải pháp cuối cùng người quản lý đưa ra để giữ chân nhân viên, nhưng tiền đôi khi không phát huy tác dụng. 
Vậy, để giữ chân những nhân viên giỏi ở lại công ty, người lãnh đạo cần có chiến lược gì? Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu các nguyên nhân cốt lõi nhất khiến họ không mặn mà ở lại.

1. Làm việc quá tải

Người lao động làm việc hết sức mình để thể hiện năng lực của mình và được đánh giá cao. Tuy nhiên, khi làm việc quá tải và không được đánh giá cao, họ sẽ nghĩ họ bị bóc lột sức lao động. Một nghiên cứu của trường đại học Stanford cho biết năng suất làm việc mỗi giờ giảm mạnh khi người lao động làm quá 50 tiếng/tuần và giảm nhiều hơn nếu làm quá 55 tiếng. Nếu bạn muốn nhân viên của mình có phong độ làm việc tốt, hãy chú ý đến trạng thái làm việc của họ và điều chỉnh mức độ công việc của họ sao cho phù hợp.

2. Không được ghi nhận đóng góp và nhận thưởng xứng đáng

Không khó để đặt một bàn tay lên vai ai đó, vỗ nhẹ và khích lệ. Tuy nhiên, có thể bạn đánh giá thấp hành động động viên này dành cho những người có đóng góp lớn cho công ty. Không được đánh giá cao, không được chia sẻ gánh nặng, không được tặng thưởng… người làm việc tốt sẽ không khác người làm việc kém. Vậy, còn có lý do gì mà họ không rời bỏ bạn để đến nơi họ được coi trọng và có đãi ngộ phù hợp với năng lực tốt hơn?
8  lý do khiến nhân viên tốt bỏ việc và không gắn bó với công ty

3. Không đồng quan điểm với lãnh đạo

Theo thống kê, hơn một nửa người lao động nghỉ việc vì vấn đề quan hệ với sếp. Những công ty thông minh luôn có những người lãnh đạo biết cân bằng vấn đề công việc và yếu tố con người. Họ là những người sếp biết chúc mừng thành công của nhân viên, thông cảm với những khó khăn nhân viên trong giai đoạn khó khăn và thậm chí là áp lực để họ thể hiện bản lĩnh.  

4. Công ty làm sai cam kết 

Đưa ra một lời hứa với nhân viên giống như bạn vạch ra một đường kẻ phân cách giữa sự tin tưởng và đánh mất niềm tin. Nếu bạn giữ được cam kết, nhân viên của bạn sẽ vui vẻ, nếu bạn làm sai cam kết, hãy vui vẻ để nhân viên của bạn ra đi. Lời hứa của bạn là lửa thắp trong lòng của người tin tưởng bạn, và một khi niềm tin đó bị mất đi, ngọn lửa đó tắt, bạn khó có thể thắp lên ngọn lửa khác cho thế hệ nhân viên tiếp theo.

5. Lãnh đạo thuê và bổ nhiệm sai người

Những nhân viên giỏi thường muốn làm việc với người có chuyên môn sâu. Nhưng khi người quản lý không thực sự cố gắng thuê người xuất sắc, họ sẽ cảm thấy bế tắc và lạc lõng trong một môi trường làm việc thiếu tính chuyên nghiệp. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ sẽ tự rời bỏ công việc mà chỉ khi nhìn vào hồ sơ ứng tuyển của họ bạn mới biết rằng môi trường công ty của bạn tạo đất phát triển cho họ.

6. Công ty không truyền nhiệt huyết và đam mê cho nhân viên

Những người làm tài năng là những người làm việc vì đam mê. Bằng cách tạo cơ hội cho họ theo đuổi đam mê, họ sẽ tạo ra năng suất lao động và cống hiến. Song rất nhiều người quản lý muốn nhân viên của mình làm việc trong một chiếc hộp nhỏ. Họ sợ rằng năng suất lao động sẽ giảm nếu người lao động mở rộng các vấn đề trọng tâm và chạy theo đam mê. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có thể tăng hiệu quả công việc nếu làm việc theo dòng chảy của đam mê. Đây là một trạng thái hưng phấn giúp họ có thể làm việc gấp 5 lần năng suất lao động bình thường.
8 lý do khiến nhân viên giỏi nhanh bỏ việc

7. Không phát huy được kỹ năng công việc và con người

Khi những người quản lý được hỏi về sự thiếu quan tâm của họ đến người lao động, họ thường cố gắng bào chữa cho mình bằng cách dùng những từ như “lòng tin”, “trao quyền” hay “tự quản lý”. Những từ kia hoàn toàn vô nghĩa. Người lãnh đạo giỏi luôn biết cách điều phối nhân viên để họ biết thế mạnh của cá nhân và của nhóm. Quan tâm ở đây cũng đồng nghĩa với việc lắng nghe và phản hồi nhanh chóng. Sự quản lý chỉ là bước đầu tiên và nó gần như không có điểm dừng. Nếu bạn có một nhân viên giỏi, tùy thuộc vào chiến lược của bạn để đào tạo họ thành một nhân viên xuất sắc hơn hoặc khiến họ bị tụt lùi v và tự rời bỏ bạn.

8. Không phát huy được tính sáng tạo và trí tuệ

Hầu hết những người tài giỏi đều tìm cơ hội để thử thách bản thân, khám phá bản thân và không ngại làm những điều mới mẻ. Tuy nhiên, nếu bạn đưa cho họ công việc nhàm chán và bó buộc, bạn đã sử dụng sai người. Người lãnh đạo xuất sắc cũng sẽ nhạy bén trong việc nhìn người và đặt họ vào đúng vị trí công việc. Họ biết cách giúp nhân viên thể hiện được tài năng, và tìm được hứng thú từ công việc hàng ngày.

Thay lời kết

Nếu bạn muốn những người giỏi ở lại với bạn, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về cách bạn đối đãi với họ. Trong khi những nhân viên giỏi chỉ đếm được bằng các đầu ngón tay, tài năng của họ nếu được nâng tầm, họ sẽ giúp ích cho bạn thêm nhiều lần. Bạn cần cho họ biết rằng bạn cần những nhân viên như họ, bạn không thể thiếu họ và coi họ như một phần quan trọng của công ty.
Nguyễn Mai Nguồn: Forbes

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đã tới 15/9, dân mạng 'lót dép' chờ Thủy Tiên - Công Vinh sao kê