Khám phá 7 loại trái cây và rau củ cực tốt cho sức khỏe vào mùa thu, ai cũng không nên bỏ lỡ
Tin liên quan
Dưới đây là 7 loại rau củ và trái cây nên có trong thực đơn mùa thu của bạn, giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thời tiết khô hanh.
Các loại rau bổ dưỡng nhất, tốt cho sức khỏe vào mùa thu
1. Cải bó xôi:
Cải bó xôi hay rau bina là nguồn cung cấp caroten, protein, sắt, canxi và vitamin K dồi dào. Đây là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng da và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm thường gặp vào mùa thu.
2. Củ sen:
Với khả năng thanh nhiệt và nhuận phổi, củ sen giúp làm dịu cơn ho khan và cung cấp nhiều dưỡng chất như sắt, canxi và vitamin. Sử dụng củ sen trong mùa thu giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe hô hấp.
3. Súp lơ trắng:
Súp lơ trắng chứa nhiều vitamin A và C, là thực phẩm lý tưởng để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Một phần súp lơ tươi có thể cung cấp đến 75% nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn.
4. Bí ngô:
Bí ngô, giàu vitamin A và E, không chỉ giúp cải thiện tình trạng khô da mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Đây là thực phẩm lý tưởng để giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa nứt nẻ trong mùa thu.
Các loại trái cây bổ dưỡng nhất, tốt cho sức khỏe vào mùa thu
1. Lê:
Với lượng nước cao và các vitamin thiết yếu, lê giúp làm dịu cơn khô hanh, thúc đẩy sự hoạt động của phổi và cung cấp độ ẩm cho cơ thể.
2. Cam, quýt:
Cam và quýt có hàm lượng vitamin B1 cao, giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh và giảm ho. Ăn cam và quýt hàng ngày giúp cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ tiêu hóa.
3. Lựu:
Lựu chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa như polyphenol và anthocyanins, giúp làm trắng da và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Mùa thu, lựu giúp dưỡng âm và làm mát cổ họng hiệu quả.
Bổ sung những loại rau củ và trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của thời tiết mùa thu.
Món canh bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu của món canh bí đỏ đậu phộng:
• 150gr bí đỏ
• 50gr đậu phộng
• 2 nhánh hành lá
• 1 củ hành tím
• 1 muỗng canh hạt nêm chay
• Một ít muối và tiêu xay
• 1 muỗng cà phê dầu ăn
Cách làm món canh bí đỏ đậu phộng:
1. Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và để ráo. Cắt bí đỏ thành từng khúc vừa ăn, kích thước khoảng 1.5 - 2 lóng tay.
2. Hành tím lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Hành lá cắt nhỏ. Đậu phộng dùng chày giã dập.
3. Đặt nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê dầu ăn và hành tím cắt mỏng. Phi hành tím đến khi thơm. Đổ 1 lít nước vào nồi cùng đậu phộng đã giã dập. Đun với lửa vừa khoảng 5 phút cho nước sôi, sau đó vớt bọt.
4. Thêm bí đỏ vào nồi, hầm tiếp khoảng 8 - 10 phút. Nêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh hạt nêm chay. Đun thêm 2 phút đến khi nước canh sôi lại.
5. Nếm lại gia vị cho vừa ăn, rồi múc canh ra tô. Rắc thêm tiêu xay và hành lá cắt nhỏ để hoàn thiện món ăn.
Món nước ép cam lựu
Nguyên liệu của món nước ép cam lựu:
• 2 quả lựu lớn
• 2 quả cam
Cách làm nước ép cam lựu:
1. Rửa sạch lựu, sau đó cắt đôi và tách lấy các hạt lựu, đảm bảo không để vỏ lụa lẫn vào hạt vì sẽ làm nước ép bị đắng. Dành một vài muỗng hạt lựu để trang trí.
2. Cho các hạt lựu vào máy xay sinh tố và xay cho đến khi hạt nhuyễn ra. Dùng rây mịn để lọc nước lựu, loại bỏ bã. Nếu bạn dùng máy ép, bạn có thể bỏ qua bước lọc này để có nước ép nguyên chất hơn.
3. Cắt một vài lát cam để trang trí và vắt lấy nước cốt từ phần còn lại.
4. Trộn nước ép lựu và nước cam trong một cốc lớn. Nếu nước ép quá chua, bạn có thể thêm một chút đường để điều chỉnh vị.
5. Đổ nước ép vào cốc, thêm các hạt lựu đã để dành và lát cam cắt vào để trang trí. Bạn cũng có thể thêm một ít lá bạc hà để tăng thêm hương thơm.
Nước ép lựu cam không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Uống nước ép này mỗi tuần một lần sẽ giúp da dẻ bạn căng mọng và sáng màu.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất