Bạn biết gì về nạn bạo hành tinh thần nơi công sở?

2015-06-14 07:04
- “Nạn bạo hành tinh thần nơi công sở luôn xảy ra với những nhân viên có năng lực và được công nhận”.

Nạn bạo hành tinh thần nơi công sở thường xảy ra giữa sếp với nhân viên và cả giữa các đồng nghiệp với nhau, sự việc càng trở nên tồi tệ và mất kiểm soát với những nhân viên bị bạo hành tinh thần khi họ không muốn mất việc hay chuyển việc mà chấp nhận phải làm việc dưới trướng của sếp và đồng nghiệp xấu tính.

Bạo hành tinh thần nơi công sở là gì? Đó chính là những hành vi quấy rối, trù dập, vu oan giá họa, gây áp lực, chơi xấu, kì thị, cô lập nạn nhân trong môi trường công sở.

Bạn biết gì về nạn bạo hành tinh thần nơi công sở?

Đây là một câu chuyện cụ thể về nạn bạo hành tinh thần nơi công sở:

Cơ quan tôi mới tuyển một cô nhân viên tư vấn tài chính cho khách hàng. Vừa tốt nghiệp bằng ưu, lại có kinh nghiệm đi làm cộng tác ngoài ngay từ khi học đại học, đã có giải thưởng về chuyên môn và thường xuyên có bài viết đăng trên các tạp chí về tài chính, đầu tư. Có thể nói ở tuổi 22, cô ấy thực sự là một tài năng.

Thời gian đầu vào làm việc, cô ấy thể hiện mình là một người thông minh, làm việc nhanh gọn, sáng trí và rất biết điều trong mối quan hệ với đồng nghiệp. Ai cũng nghĩ cô ấy sẽ rất có tiềm năng trong cái cơ quan rặt con cha cháu ông này.

Thế nhưng, đời vốn không như là mơ. Một vài phe cánh trong phòng tài chính đã nhận thấy sự “nguy hiểm” từ năng lực của cô ấy, ban đầu họ vẫn nhẹ nhàng hỏi han về sự khó khăn trong công việc mà cô ấy đang làm, khi nghe cô ấy trả lời là công việc rất phù hợp với sở thích và chuyên môn mà cô ấy theo học thì mọi chuyện bắt đầu theo hướng khác.

Họ (gồm 3 người trong phòng tài chính) liên kết với nhau để “trừ khử” cô nhân viên có năng lực kia. Ban đầu họ giao thêm việc cho cô ấy, từ một lên gấp đôi, vì đang trong giai đoạn thử việc 3 tháng nên cô ấy nhẫn nại làm và không phản ứng gì.

Không dừng lại ở đó, họ thường hay “nhờ cậy” cô ấy đi mua café, lấy hợp đồng ở chỗ này chỗ kia, làm hộ cái báo cáo…và lấy cớ gia đình có con ốm, tang gia này nọ…đủ các lý do khiến cô gái trẻ không thể từ chối.

Không những thế, mỗi khi cô ấy đến công ty thì ba người đó lại xúm lại và bình phẩm về ngoại hình của cô ấy, vờ như thông cảm nhưng thực ra là chế giễu “em béo như con lợn ý, phải ăn kiêng đi không thì chả ma nào nó dám rước, con gái là phải xinh, không cần khôn quá, chứ như em khôn thế này mà béo thế kia là cũng vất vả đường chồng con đấy…” không chỉ một hai lần họ nói vậy, họ còn rủ thêm một số bà tám ở cơ quan xúm lại để trêu chọc, hạ nhục ngoại hình của cô.

Nhiều khi bù đầu vì việc, lại thêm bao nhiêu chuyện đồng nghiệp nhờ vả, rồi lại nghe họ bới móc mình, cảm giác như cô bé đang thực sự bị cô lập. Có những sáng thứ hai đi làm, đến trước cửa phòng cơ quan, cô phải hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh trước khi vào phòng làm việc và “chiến đấu” với những đồng nghiệp xấu tính nơi công sở.

Bạn biết gì về nạn bạo hành tinh thần nơi công sở?

Kì báo cáo kết thúc thử việc, họ dùng mối quan hệ cá nhân của mình để xúi giục trưởng phòng viết nhận xét không tốt cho cô, nào là “chưa thực sự chú tâm vào chuyên môn, chưa khai thác được tiềm lực cá nhân, mối quan hệ đồng nghiệp chưa tốt, không cởi mở…” đủ những từ xấu xí trong bản báo cáo khi nộp lên cũng khiến sếp có cái nhìn khác đi về cô gái.

Kết quả là cô gái có năng lực rơi vào trạng thái trầm cảm vì bị bạo hành tinh thần, cái áp lực ở trong bản báo cáo mà cô đọc được trong mail khiến cô ám thị rằng mình là một kẻ tệ như vậy, sau khi suy nghĩ cân đo, cô gái trẻ quyết định nghỉ việc và tìm cho mình một môi trường mới, nơi mà cô được chào đón chứ không phải bị chịu đựng thế này!

Có rất nhiều cách để đối phó lại nạn bạo hành tinh thần nơi công sở nhưng với điều kiện tiên quyết đó là bạn phải là một người có năng lực và bản lĩnh thực sự, có phong thái làm việc chuyên nghiệp, công tư phân mình, rõ ràng mạch lạc trong mọi vấn đề và cương quyết từ chối nếu như bạn không muốn trở thành một “cu li” chốn văn phòng với những đồng nghiệp xấu tính.

Hãy xây dựng “phe cánh” của riêng mình theo tinh thần thiện chí, nhìn ra những đồng nghiệp “chơi được” và  tạo niềm tin nơi họ về bạn. Luôn tự tin và cẩn trọng để không ai có thể tìm ra sai sót từ bạn. Bạn sẽ vượt qua nạn bạo hành tinh thân nơi công sở dễ dàng.

Điều cần thiết để bạn có thể biết cách đối phó với “kẻ thù” đó là xem họ là ai? Nếu như người bạo hành bạn là cấp trên hoặc một đồng nghiệp xuất sắc thì cách tốt nhất bạn có thể làm chính là “nhảy việc”!

 

Ngọc Trâm
 (Theo Congluan)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Sau Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng bị hỏi: 'Đã ra miền Trung viện trợ chưa?'