Mỗi năm khi Tết đến, xuân về, chủ đề ăn Tết nội hay Tết ngoại lại được bàn luận sôi nổi trên tất cả các diễn đàn. Đối với các nàng dâu lấy chồng xa, được ăn Tết quê ngoại là mơ ước thầm kín luôn thường trực trong trái tim họ. Tuy nhiên, các anh chồng lại không nghĩ vậy. Họ cho rằng thuyền theo lái, gái theo chồng, đã cưới chồng thì tất nhiên người vợ phải ăn Tết ở nhà chồng rồi.
Vợ chồng cãi nhau suốt đêm vì chuyện Tết nội, Tết ngoại
Mới đây, trong một nhóm kín, một nàng dâu tên L. V đã chia sẻ câu chuyện "Tết nội, Tết ngoại" của mình và thu hút được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Được biết, nàng dâu này lấy chồng đã được 6 năm. Mỗi năm trôi qua, Tết đến là trải nghiệm không mấy yên ả với L.V.
(Ảnh minh họa)
Năm đầu tiên, khi ấy cô mang bầu đến lúc gần lâm bồn. L.V ngỏ ý muốn ăn Tết ở nhà ngoại ở Hà Nội vì lúc đó cô sắp sinh con rồi và hai vợ chồng cũng quyết định sẽ sinh con ở Hà Nội. Vậy nhưng, chồng cô lại cho rằng anh là con trưởng, phải ăn Tết ở nhà nội. Hai vợ chồng đã tranh cãi suốt đêm hôm đó.
L.V hiểu rằng chồng cô khá gia trưởng, cổ hủ. Anh cũng sợ xấu hổ với gia đình, họ hàng vì không khuyên bảo được vợ. Nhưng cô cũng biết, chồng cô cũng rất yêu thương vợ con. Và có lẽ anh cũng rất khó xử trước câu chuyện Tết nội- Tết ngoại. Cuối cùng, đến năm thứ 3, anh chồng chị đã đưa ra quyết định quan trọng: "1 năm Tết nội, 1 năm Tết ngoại hoặc tuỳ vào mẹ con quyết định!" Chắc đây cũng là quyết định mà L.V cùng nhiều nàng dâu khác đã mong chờ.
Trích tâm sự của nàng dâu L.V:
" Gần Tết rồi, nhà mình chuẩn bị Tết đến đâu rồi ạ?
Năm hết Tết đến, đường xá đông đúc! Trong một ngày mưa phùn gió bắc, đi dạo quanh Bờ Hồ, chồng hỏi vợ dự định Tết này ăn Tết ở đâu. Vợ nói ở đâu vui thì mình ăn Tết ở đó! Cái Tết thứ 6 ở lấy chồng. 6 năm đã thay đổi một người đàn ông!
Tôi vẫn nhớ như in Tết đầu tiên lấy chồng: Vì bầu bí nên tôi không được đi lại nhiều, gần những ngày cuối tháng chỉ canh đẻ nên xác định là nơi nào gần bệnh viện mới ở! Tôi ngỏ ý chồng là về ngoại ăn Tết vì bà ngoại nhà cũng HN, không lo việc đêm giao thừa đi đẻ!
Nhưng chồng tôi nói: Chồng là con trưởng, sao lại về ngoại ăn Tết được, chỉ ăn Tết nhà chồng thôi! Ok! Thế thì chúng ta ở lại phòng trọ ăn Tết nhé, vợ không về quê nội xa lắm, không kịp đi đẻ đâu! Chồng giận, chồng bắt về nhà nội, chồng nói con cả phải về quê Tết.... Cũng cãi vã, cũng to tiếng. Nhưng anh chồng đã chấp nhận nhịn vợ vì con trong bụng!
Tôi hiểu chồng tôi khá gia trưởng, cổ hủ! Nhưng anh thương vợ, thương con vô cùng. Sinh con gái anh lại càng thương vợ! Sau rất nhiều đêm chiến đấu, tâm sự, giãi bày. Năm thứ 3 chồng tôi ra quyết định: 1 năm Tết nội, 1 năm Tết ngoại hoặc tuỳ vào mẹ con quyết định!
Đấy, người ta cứ nặng nề Tết nội, Tết ngoại, đàn ông ai cũng thích ăn Tết nhà mình, phụ nữ ai cũng thích Tết nhà mình. Thế là chúng ta cứ xung đột, đến Tết lại Tết nội - ngoại tranh cãi nhau! Rồi ước Tết ngoại này nọ!
Tôi tư tưởng thoáng lắm, bố mẹ nào cũng là vố mẹ, nhà nào neo người hơn, bố mẹ không có con cái lúc giao thừa thì mình nên ở lại cùng ông bà, nhà nào bố mẹ già hơn, sức khoẻ yếu hơn thì mình ở lại, hoặc do thói quen của từng gia đình, Tết có nhà đi du lịch, có nhà chỉ ở nhà,...
Chúng ta cứ nghĩ thoáng lên, bố mẹ nào cũng là bố mẹ, ai cũng muốn con ăn Tết cùng mình, cùng chia sẻ ắt vợ chồng sẽ thông! Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ bên gia đình!"
Dòng chia sẻ của L.V đã thu hút được nhiều sự chú ý từ các nàng dâu. Vì hầu như nàng dâu nào cũng mong chồng và gia đình nhà chồng thấu hiểu cho mình. Tết đến, nhiều nàng dâu than trời vì có Tết nội, sao không có Tết ngoại?
(Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, ngày này vì mức sống, điều kiện sống đã khá hơn nên việc đi lại, di chuyển trong ngày Tết không còn khó khăn, vất vả như trước nữa. Nhiều gia đình chồng cũng tâm lý, thông cảm cho nàng dâu, cho phép các con ăn 1 năm Tết nội, 1 năm Tết ngoại.
"Gia đình tôi thì chính bố mẹ chồng đề nghị năm ăn Tết nội năm ăn Tết ngoại. Trước ngày cưới, bố chồng bảo với chồng tôi: nhà Q có 2 con gái nên mày cưới nó thì phải lo toan các việc cùng bố vợ. Có bố mẹ chồng văn minh, hiểu chuyện, tâm lý như này nên tôi toàn tâm toàn ý cho gia đình và yêu thương bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ!", người dùng N.Q viết.
"Theo tôi gái đi lấy chồng 1 năm 365 ngày thi ở nhà chồng 360 ngày còn 5 ngày Tết vợ chồng con cái về nhà ngoại...", người dùng Vi Vi Chan bình luận.
T.S Lê Thẩm Dương: Chồng không cho vợ về ngoại ăn Tết là đẳng cấp thấp
Tết đến, xuân về, người phụ nữ hay đàn ông đều muốn Tết được về sum vầy với bố mẹ, nơi mình sinh ra.
Thế nhưng, khi đã lấy chồng thì người phụ nữ Việt dường như phải khắc ghi trong tâm trí câu nói ngàn đời “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Bởi vậy, mặc dù luôn mong mỏi có một cái Tết có chồng con cùng về ngoại, nhưng không phải ai dám nói ra tâm tư, nguyện vọng của chính mình.
-
Chia sẻ trên báo Vtc.vn, T.S Lê Thẩm Dương kịch liệt phản đối và cho rằng tư duy “con gái lấy chồng thì phải về nhà chồng, phụ nữ lấy chồng thì đương nhiên phải ăn tết nhà nội” là quá cổ hủ, là quan niệm của những người sống ở thế kỷ thứ X chứ không phải không phải thế kỷ thứ XXI.
-
"Chuyện Tết về nội hay Tết về ngoại, nó phải là bình đẳng. Tại sao lại nhất thiết là nhà chồng là sao, nó vừa cổ hủ, nó vừa trái đạo lý, nó vừa dốt nát. Những người đàn ông mà không cho vợ về ăn Tết ở bên nhà ngoại là nhữngngười đàn ông mà đẳng cấp nó bị thấp quá, nó liên quan đến vấn đề đẳng cấp. Nếu góc khác thì đó là hành vi cực kì kém khôn. Cái khôn đấy là khôn quá ngu chứ không phải khôn ngoan”
Những câu nói thẳng thắn nhưng “cực gắt” của TS Lê Thẩm Dương về quan điểm Tết nội – Tết ngoại làm “nức lòng” hàng triệu chị em phụ nữ. Người thấy xúc động vì được cảm thông, người thấy hả hê vì được nói hộ lòng mình, người lại mượn câu nói của TS. Lê Thẩm Dương để “nịnh chồng” về ngoại đón Tết.
Ni Ni
Những con giáp phải mũm mĩm mới mong giàu