Hướng dẫn mẹ vệ sinh tai cho bé an toàn và đúng cách (phần 2)

Nguyễn Mai 2015-04-29 06:50
- Vệ sinh tai đúng cách không phải ai cũng biết. Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ càng khó hơn. Bài viết này sẽ giúp mẹ làm sạch tai cho bé đúng cách với những dung dịch làm sạch an toàn và tự nhiên.
Trong phần 1, mẹ đã nắm được những thông tin về ráy tai của bé và cách vệ sinh tai với những dung dịch an toàn như nước muối, oxy già,... Trong phần 2 này, bài viết sẽ giới thiệu thêm cho mẹ những dung dịch vệ sinh tai tự nhiên, an toàn cho bé:
5. Nước ấm
Nếu bạn không có giấm, bạn có thể chỉ cần dùng đến nước ấm để làm sạch ráy tai cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Cách làm:
+ Trước tiên, pha một bát nước ấm.
+ Cho nước ấm vừa pha vào trong lọ thuốc tra mắt rỗng và sạch.
+ Nhỏ nước ấm vào tai trẻ, rồi cho tăm bông vào tai để thấm bớt nước và làm ẩm toàn bộ khu vực tai cần làm sạch.
+ Đặt trẻ nằm nghiêng.
+ Cầm bông tai lau tai trẻ từ trong ra ngoài nhẹ nhàng, tránh trường hợp đùn ráy tai vào sâu bên trong màng nhĩ.
+ Làm tương tự với tai thứ 2.
6. Dầu ôliu
Ngoài nước muối, giấm, cồn nồng độ nhẹ, dầu trẻ em,... bạn còn có thể dùng dầu ôliu để lau tai cho trẻ. Dầu ôliu cũng có tác dụng kháng khuẩn giống như giấm và muối.
Cách làm:
+ Làm ấm một ít dầu ôliu. 
+ Đổ số dầu vừa làm ấm vào một chiếc lọ tra mắt rỗng và sạch.
+ Tra khoảng 3 – 4 giọt dầu ôliu vào tai trẻ.
+ Để đó khoảng 10 phút , rồi dùng tăm bông lau sạch dầu ra khỏi tai trẻ khi trẻ nằm nghiêng.
+ Làm tương tự với tai còn lại của trẻ.
7. Dầu hạnh nhân
Nếu không có dầu ôliu, bạn cũng có thể dùng dầu hạnh nhân để làm sạch tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách vệ sinh ráy tai với dầu hạnh nhân cũng tương tự như với dầu ôliu.
8. Bột baking soda
Bột baking soda là nguyên liệu làm sạch ráy tai bị đóng cục khô cứng và nhiều trong tai. Bột này cũng rất an toàn cho trẻ nhỏ nên các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng chúng. 
Cách làm:
+ Pha ¼ thìa nhỏ bột baking soda với 2 thìa nhỏ nước.
+ Cho dung dịch vừa pha vào một lọ thuốc tra mắt rỗng và sạch.
+ Nhỏ dung dịch vào tai của trẻ khi trẻ nằm nghiêng.
+ Chờ trong khoảng 10 phút, sau đó dùng tăm bông để lau sạch ráy tai bị tan chảy từ tai trẻ ra.
+ Làm tương tự với tai còn lại.
Một vài chú ý khi vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh:
+ Không sử dụng vật nhọn để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ như tăm xỉa răng hay que bằng kim loại.
+ Không dùng bông để vệ sinh tai cho trẻ bởi bông có thể còn sót lại ở sâu bên trong tai của trẻ.
+ Không đeo khuyên tai nhỏ vào tai của trẻ, phòng trường hợp khuyên tai tuột ra và rơi vào trong ống tai.
+ Không dùng nước lạnh để rửa tai trẻ vì trẻ có thể bị chóng mặt.
+ Không dùng bình xịt để xịt chất lỏng vào trong tai trẻ vì điều này có thể làm thủng màng nhĩ. 
+ Không bôi cao hoặc dầu nóng vào bên trong tai trẻ vì chúng có thể gây bỏng da.
+ Không làm sạch tai quá kỹ, nếu không tai sẽ mất lớp sáp bảo vệ tai khỏi vi khuẩn, bụi và côn trùng nhỏ lọt vào tai.
+ Nếu không lấy được cục ráy to ở trong tai trẻ ra, hãy đến gặp bác sĩ để gắp ráy tai ra.

+ Trong trường hợp tai bị sưng tấy, hoặc mưng mủ hãy đem trẻ đi khám và xử lý càng sớm càng tốt.

+ Nếu trẻ không cho bạn động vào tai chúng, bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện việc vệ sinh tai trẻ nhanh và hiệu quả hơn.
Nguyễn MaiNguồn: Top 10 HR 
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tình yêu chỉ sai khi ta nghĩ mình sai