Hướng dẫn mẹ phát hiện và điều trị hôi miệng cho bé

2016-03-03 10:28
- Nếu bé nhà bạn bị hôi miệng, đừng vội lo lắng. Vì trẻ càng nhỏ thì điều trị hôi miệng càng dễ và mau khỏi. Ngược lại nếu không phát hiện và điều trị sớm, chứng hôi miệng sẽ phát triển thành các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mọi người thường quan niệm người lớn mới dễ bị hôi miệng, tuy nhiên trên thực tế trẻ em mới là đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng này. Hơi thở có mùi là một chứng rối loạn thường gặp, kể cả ở người lớn và trẻ em. Nếu bé nhà bạn bị hôi miệng, đừng vội lo lắng. Vì trẻ càng nhỏ thì điều trị hôi miệng càng dễ và mau khỏi. Ngược lại nếu không phát hiện và điều trị sớm, chứng hôi miệng sẽ phát triển thành các bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong một số trường hợp, nếu để lâu dài, não bộ sẽ tự khắc quen với mùi hôi đó, và bản thân người bị mắc chứng này không biết rằng hơi thở của mình hôi như thế nào.

Tại sao trẻ dễ có nguy cơ mắc chứng hôi miệng

Có một số nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hôi miệng hơn người trưởng thành.

1. Ăn đồ ngọt

Trẻ con đều thích ăn đồ ngọt như kẹo, bánh, chocolate, nước ngọt . Khi ăn những thực phẩm này, chất đường sẽ dính vào các kẽ sâu trong răng. Đánh răng và súc miệng thường xuyên chỉ làm sạch được phần nào. Do vậy lâu dần những chất đường này khiến miệng trẻ có mùi hôi.

Hướng dẫn mẹ phát hiện và điều trị hôi miệng cho bé

2. Ngủ quá nhiều

Ngủ quá nhiều cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ ngủ mà mở miệng sẽ càng dễ bị hôi miệng hơn. Khi đó vi khuẩn dễ dàng đi vào khoang miệng và hình thành ở đó.

Khi bé ngủ mà ngậm miệng, sẽ có khoảng 600 loại vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng. Trong hầu hết các trường hợp, vi khuẩn bị mắc kẹt và rơi xuống lưỡi, xung quanh khu vực nướu. Nếu ngủ lâu, miệng sẽ khô và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhiều hơn. Những chất bẩn kết hợp với vi khuẩn tạo thành những mảng bám trên răng. Tất cả những điều này khiến trẻ khi ngủ dậy có hơi thở không được thơm tho cho lắm.

Nguyên nhân chính gây hôi miệng ở trẻ

Nhiều người vẫn quan niệm sai lầm rằng do trẻ không đánh răng thường xuyên nên mới bị hôi miệng. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân nhỏ trong số rất nhiều nguyên nhân khác như:

- Lưỡi không sạch

- Viêm amiđan

- Viêm xoang

- Táo bón

- Có nhiều đờm trong họng

- Hở van dạ dày

Cách phát hiện trẻ bị hôi miệng

Để kiểm tra xem con có bị hôi miệng hay không, bạn làm như sau:

- Bảo con liếm mạnh lên mu bàn tay của con.

- Đợi khô rồi ngửi xem có phát hiện mùi khác lạ hay không.

Điều trị hôi miệng ở trẻ

Trẻ bị hôi miệng có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu kiên trì áp dụng những biện pháp sau:

- Đánh răng kỹ, 2 lần một ngày, 10 phút đánh răng và 10 phút đánh lưỡi.

- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho trẻ sau khi ăn, mỗi lần súc miệng khoảng 5 phút.

- Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường.

- Nếu con bị viêm amiđan, họng nhiều đờm, sâu răng, cần đi khám để được tư vấn.

- Trẻ bị trào ngược dạ dày cũng có thể gây hôi miệng, do đó cần chú ý đến vấn đề này.

- Nếu trẻ lớn, có thể cho trẻ nhai kẹo cao su không đường.

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Ăn nhiều hoa quả như táo, xoài sau bữa ăn để làm sạch miệng.

Việt Hà
Nguồn: MJ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thời trang sang chảnh của nữ chính "Quân vương bất diệt"