10 cách giúp bé thoát khỏi cúm và cảm lạnh nhanh nhất
2015-11-06 15:33
- Thuốc là biện pháp cuối cùng để chữa cúm và cảm lạnh cho trẻ nhỏ, trong khi đó nước là phương thuốc đơn giản và hữu hiệu nhất giúp trẻ bình phục sức khỏe nhanh.
Tin liên quan
Mùa lạnh đang đến và các mẹ lại có thêm mối bận tâm về sức khỏe của con nhỏ, trong đó có các bệnh về cúm và cảm lạnh. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, với những mẹo dưới đây, tình trạng sức khỏe của bé sẽ được kiểm soát và con bạn sẽ khỏi ốm, cúm nhanh hơn.
1. Nhỏ nước muối vào mũi
Chảy nước mũi thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần. Nước mũi từ màu trong suốt chuyển sang màu vàng và đục một vài ngày sau đó. Cúm cũng gây ra chảy nước mũi nhưng không hay xảy ra như cảm lạnh. Nhỏ dung dịch nước muối pha loãng có thể làm giảm tình trạng nước mũi chảy nhiều cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể mua sẵn chai nước muối sinh lý để nhỏ cho bé.
2. Ăn súp gà
Khi bị cúm hoặc cảm lạnh, dịch nhầy trong phổi của trẻ nhiều hơn bình thường. Ăn đồ nóng như súp gà có thể làm phổi tiêu bớt dịch nhầy. Do đó, đờm trong cổ họng và nước mũi của trẻ cũng ít đi. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm phun sương hoặc tắm xông hơi cũng giúp trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị ốm, cúm.
3. Uống mật ong
Cúm lâu ngày có thể dẫn đến viêm phổi và ho. Nếu bạn lo lắng về tác dụng phụ của các loại thuốc ho trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, hãy cho trẻ uống mật ong vài lần/ngày, mỗi lần một thìa cà phê. Chú ý, chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
4. Ngậm thuốc ho
Một số loại thuốc ho thảo mộc có thể giúp cổ họng của trẻ bớt ngứa rát và an toàn. Bạn có thể cho trẻ dùng các loại thuốc ho này, nhưng đừng quên cung cấp cho bác sĩ biết độ tuổi của bé trước khi mua thuốc.
5. Uống thuốc giảm đau
Cảm cúm có thể khiến trẻ bị đau đầu hoặc cơ bắp của trẻ bị đau nhức. Để phòng ngừa các triệu chứng xấu hơn và giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ nên cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, theo dõi diễn biến bệnh tình của trẻ.
6. Kiểm tra tai
Tình trạng cảm cúm trầm trọng có thể gây tổn thương tai giữa của trẻ. Tình huống xấu nhất là viêm tai giữa và khiến trẻ bị tử vong. Để yên tâm hơn, bạn nên đưa trẻ đi khám tai và uống thuốc điều trị kịp thời, phòng ngừa các diễn biến xấu hơn của bệnh.
7. Uống nhiều nước
Cúm và cảm lạnh thường đi kèm sốt cao và mất nước. Uống nhiều nước giúp bù nước và hạ sốt đơn giản, hiệu quả hơn. Chú ý, luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng cặp nhiệt độ. Nếu trẻ sốt cao quá 40 độ C hoặc sốt cao hơn 2 ngày đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay để kiểm soát bệnh tình của trẻ.
8. Cho trẻ nghỉ ngơi
Khi bị ốm, sốt, nhức đầu, đau mỏi chân tay và mất khả năng tập trung, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Mẹ nên tạo môi trường thoải mái tốt nhất để trẻ nghỉ ngơi thoải mái như tắt đèn sáng, không gây tiếng ồn và chuẩn bị cho trẻ giường ấm hoặc thoáng mát.
9. Uống trà hoặc nước trái cây
Rất nhiều trẻ bị chán ăn khi ốm, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn và đắng miệng. Chắc chắn, trẻ không thể ăn nhiều như mọi ngày, nhưng nước thì không thể thiếu với trẻ đang bị sốt và mệt mỏi. Một tách trà hoa cúc, nước trái cây ép hoặc kem lạnh có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn và làm mất cảm giác buồn nôn của trẻ.
10. Cẩn trọng trong lựa chọn thuốc
Trẻ nhỏ có sức khỏe và sức đề kháng yếu hơn người lớn, liều lượng thuốc và loại thuốc cho trẻ nhỏ do đó cũng khác với người lớn. Để trẻ nhanh khỏi ốm, cúm, mẹ nên cẩn trọng trong việc kê đơn thuốc cho bé và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc với liều lượng không xác định.
Nguyễn Mai – Nguồn: WMD
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Loạt ảnh cưới thời xưa cực độc của sao Việt