Loại bỏ mầm bệnh trong nhà

Ân Đàm 2014-06-12 09:12
- Nhiều vị trí trong nhà bạn tưởng chừng sạch sẽ, nhưng có thể ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Mầm bệnh luôn ẩn chứa trong những nơi tưởng chừng sạch nhất như máy giặt, khăn tắm… Hãy vệ sinh sạch sẽ các vị trí và vật dụng trong nhà để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Làm sạch máy giặt

Nếu nghĩ rằng máy giặt là một trong những nơi sạch sẽ nhất trong nhà, bạn đã nhầm. Khi giặt đồ, vi khuẩn từ quần áo của bạn có thể sẽ bám vào máy giặt. Để giữ cho nó luôn sạch sẽ, hãy cho một chén thuốc tẩy vào máy giặt và để máy chạy ở chế độ không tải mỗi lần/tuần. Hãy giặt và ủi đồ ở nhiệt độ cho phép của vải cao nhất để tiêu diệt những mầm bệnh.

Hãy cho một chén thuốc tẩy vào máy giặt và để máy chạy ở chế độ không tải mỗi lần/tuần

Làm sạch khăn tắm

- Nếu chỉ có một người sử dụng khăn mặt, hãy giặt sạch một lần/tuần. Và giặt sạch khăn sau mỗi lần sử dụng nếu người nào đó bị bệnh.

- Giặt khăn tắm, vệ sinh phòng tập thể dục sau mỗi lần tập luyện.

- Giặt khăn nhà bếp riêng với khăn tắm và đồ lót.

- Thay khăn lau tay hàng ngày hoặc mỗi khi nhà bạn có khách.

- Treo khăn tắm ở nơi thoáng mát, không sử dụng lại bất kỳ khăn tắm nào đã bẩn.

Treo khăn tắm ở nơi thoáng mát, không sử dụng lại khăn tắm bẩn

Làm sạch phòng ngủ

- Giặt khăn, ga trải giường ít nhất một lần/tuần trong nước nóng. Nếu có ai bị bệnh thì giặt thường xuyên hơn.

- Giặt riêng quần áo bị dính thức ăn hay bất kỳ vết bẩn nào với quần áo khác.

- Không mang đồ ăn nhẹ vào phòng ngủ, bởi vì chúng sẽ thu hút nấm mốc và vi khuẩn.

Giặt chăn ga thường xuyên một lần/tuần

Vệ sinh phòng khách

Vi trùng có mặt khắp nơi, đặc biệt là những nơi nhiều người tiếp xúc như điện thoại, bàn cà phê, điều khiển ti vi, video… Hãy làm sạch chúng thường xuyên! Sử dụng một khăn sợi vải ẩm nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn ở ti vi, bàn, thảm chân, các vật dụng trong phòng khách để ngăn chặn vi khuẩn lưu trú và phát triển.

Vệ sinh thường xuyên những vật dụng phòng khách có nhiều người sử dụng như điều khiển ti vi, đệm, thảm chân...

Làm sạch các tay nắm và tay vịn cầu thang

Mầm bệnh lây lan nhanh chóng trên tay nắm cửa, tay nắm tủ, lan can, vòi nước, thiết bị chuyển mạch ánh sáng, và công tắc đèn... Làm vệ sinh các bề mặt này mỗi tuần một lần với khăn hoặc cọ khử trùng. Vệ sinh thường xuyên hơn nếu nhà bạn có khách hoặc có người bị bệnh.

Mầm bệnh lây lan ở tay nắm cửa, lan can, tay vịn cầu thang... hãy vệ sinh chúng thường xuyên

Làm sạch máy tính

Bàn phím máy tính và điện thoại là nơi thuận lợi cho vi trùng phát triển, đặc biệt khi bạn dùng chung các thiết bị này với người khác hoặc ăn trong lúc làm việc. Lắc bàn phím thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn bám trong các kẽ phím, sử dụng thiết bị vệ sinh bàn phím để làm sạch, sau đó dùng khăn sạch lau để khử trùng. Hoặc bạn có thể dùng miếng dán bàn phím để dễ dàng vệ sinh hơn. Lau màn hình máy tính với khăn mềm có phun dung dịch làm sạch màn hình.


Bồn rửa nhà bếp

Bồn rửa nhà bếp là vị trí thứ hai chứa nhiều vi khuẩn trong nhà, và miếng rửa bát là số một. Vi khuẩn từ các thực phẩm chưa chế biến phát triển mạnh trong bồn rửa nhà bạn, vì vậy bạn phải làm sạch bồn rửa với chất tẩy rửa khử trùng mỗi ngày. Bạn cũng nên hấp miếng rửa bát trong lò vi sóng khoảng hai phút mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại ẩn chứa trong đó.


Bồn rửa bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn thứ 2, hãy vệ sinh bằng chất rửa khử trùng

Giữ quầy bếp luôn sạch sẽ

Làm sạch quầy bếp của bạn mỗi ngày sau khi chế biến thức ăn. Đầu tiên rửa sạch chúng bằng nước xà phòng ấm để loại bỏ bụi bẩn mà bạn có thể nhìn thấy, sau đó dùng thuốc tẩy để làm sạch chúng. Không để ví tiền, máy tính xách tay, điện thoại hay bất kỳ cái gì ẩn chứa mầm bệnh ở quầy bếp.

Làm sạch quầy bếp sau khi chế biến
Tủ lạnh

Làm sạch bên trong, cánh cửa, và bên ngoài tủ lạnh với nước xà phòng ấm một lần/tháng. Để loại bỏ mùi hôi, pha nước với giấm tỉ lệ 50-50 để làm sạch tủ, sau đó để tủ lạnh chạy không tải khoảng 1-2 tiếng. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể cho một ít trà khô, khăn tay sạch, cà phê… vào trong tủ để khử mùi hôi. Nếu thực phẩm bị đổ ra tủ, hãy làm sạch ngay lập tức để ngăn ngừa mùi hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.


Nhà tắm

Nhà tắm là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn ký sinh. Bất cứ lúc nào bạn cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường ruột hoặc đường hô hấp. Thường bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli trên tay nắm cửa và các côn trùng có hình dạng quả lê ở bồn rửa, vòi nước... Nút bấm trên tay nắm cửa cũng thường dính virus u nhú ở da, mụn cóc Staphylococcus aureus và các virus khác. Nếu tay bạn đang bị trầy xước hoặc tổn thương thì sẽ rất dễ bị viêm da, eczema và các bệnh ngoài da. Cọ phòng tắm bằng các chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Hoặc bạn cũng có thể dùng amoniac pha với nước để làm sạch tường, sàn nhà tắm và vòi sen. Luôn làm khô tường sau khi tắm để giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc. Trong phòng tắm bạn nên sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn để đảm bảo sạch sẽ.

Luôn làm khô tường nhà tắm sau khi tắm để giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc

Đập nắp bồn cầu sau khi vệ sinh

Sau khi đi vệ sinh, vi trùng có thể lây lan ra nhà vệ sinh của bạn. Vì vậy, luôn đậy nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh xong. Vệ sinh bồn cầu hàng tuần bằng cách dùng một miếng vải sạch để vệ sinh chỗ ngồi, nắp đậy bồn cầu, sử dụng một bàn chải để chà sạch bên trong. Dùng nước rửa tay diệt khuẩn mỗi khi đi vệ sinh xong.

Luôn đậy nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh

Không quên vệ sinh sàn nhà và thảm

Khi bạn đi cả giày vào trong nhà, có thể bạn đã mang những mầm bệnh gây hại từ bên ngoài vào, bao gồm cả khuẩn E. Coli (khuẩn E. Coli gây tiêu chảy nghiêm trọng) và các khuẩn gây bệnh khác. Vì vậy, nếu sàn nhà sạch sẽ, hãy để giày ở ngoài. Nếu bạn đi giày vào trong nhà, hãy vệ sinh thảm và sàn nhà một lần/tuần.



Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Xót xa trước tâm nguyện và hoàn cảnh khó khăn của quân nhân Trần Đức Đô còn dang dở