Từ scandal Ngô Diệc Phàm, ngẫm về ‘hiệu ứng hào quang’: Liệu có nên trông mặt mà bắt hình dong?

2021-07-22 08:05
- Đã bao giờ bạn gặp một người có vẻ ngoài đẹp đẽ rồi nghĩ rằng, họ hẳn cũng rất tử tế và thông minh?

Từ scandal của Ngô Diệc Phàm...

Những ngày gần đây, scandal của Ngô Diệc Phàm trở thành tâm điểm của ngành giải trí châu Á khi nam nghệ sĩ này bị một cô gái tố anh có đời tư thác loạn cùng các “chiêu trò bẩn” chuyên lừa gạt phụ nữ. Theo đó, Ngô Diệc Phàm có thói quen lựa chọn những người hâm mộ có vẻ ngoài xinh đẹp để gợi ý học casting diễn viên hoặc người mẫu, sau đó dụ họ lên giường. Bất ngờ hơn, sao nam 31 tuổi này còn đề nghị các cô gái giới thiệu thêm bạn tình cho anh. Ngô Diệc Phàm được cho là chọn bạn tình như những món hàng.

Bê bối tình dục trên đã khiến Ngô Diệc Phàm phải nhận một bài học đắt giá. Mới đây Ủy ban công tác thanh niên của Hiệp hội sản xuất phim truyền hình Trung Quốc đã thông báo về việc làm tốt công tác kiểm soát rủi ro của các nghệ sĩ kém phẩm chất, có liên quan đến Ngô Diệc Phàm. Theo đó, nam nghệ sĩ chính thức bị “cấm sóng” trên sóng truyền hình nước nhà.

Trước khi vướng vào bê bối, Ngô Diệc Phàm từng là một trong “Tứ đại lưu lượng” sao nam có lượng người hâm mộ lớn và ảnh hưởng hàng đầu trong nền điện ảnh Hoa ngữ. Scandal này đã khiến nhiều người “ngơ ngác, ngỡ ngàng và bật ngửa” và không tin nổi về con người thật của thần tượng mình.

Từ scandal Ngô Diệc Phàm, ngẫm về ‘hiệu ứng hào quang’: Liệu có nên trông mặt mà bắt hình dong?

Đã bao giờ bạn gặp một người có vẻ ngoài đẹp đẽ rồi nghĩ rằng, họ hẳn cũng rất tử tế và thông minh?

Thế nào là hiệu ứng hào quang?

Cũng như câu chuyện của Ngô Diệc Phàm, đã bao giờ bạn gặp một người có vẻ ngoài đẹp đẽ rồi nghĩ rằng, anh ta hẳn cũng rất tử tế và thông minh?

Lối tư duy thiếu logic này chính là biểu hiện của hiệu ứng hào quang, hay còn gọi là hiệu ứng lan tỏa (thuật ngữ tiếng Anh là Halo Effect) – khi con người cho phép một phẩm chất của một người ảnh hướng đến việc anh ta đánh giá các khía cạnh khác của của người đó.

Hiệu ứng hào quang là hiện tượng thiên vị nhận thức, khi chúng ta đã có “cảm tình” với thứ gì, mọi đặc điểm khác xung quanh chủ thể đó cũng “hóa tốt đẹp”, tựa như có một “ánh hào quang” bao bọc lấp lánh.

Từ scandal Ngô Diệc Phàm, ngẫm về ‘hiệu ứng hào quang’: Liệu có nên trông mặt mà bắt hình dong?

Hiệu ứng hào quang là khi con người cho phép một phẩm chất của một người ảnh hướng đến việc anh ta đánh giá các khía cạnh khác của của người đó.

Xu hướng tâm lý này càng dễ thấy nhất ở những nhân vật của công chúng, khi các “idol” luôn xây dựng hình ảnh hoàn mỹ và thành công. Đa phần những khán giả nói chung và người hâm mộ nói riêng đều sẽ thầm nghĩ rằng thần tượng rất tốt bụng, thông minh và tử tế hơn những người khác.

Ngược lại với hiệu ứng hào quang (Halo Effect) là hiệu ứng ác quỷ (Devil Effect), đó là khi chúng ta có ấn tượng xấu với một điểm nào đó của một người/sự vật, dẫn đến chúng ta có thành kiến không tốt với mọi phẩm chất khác của con người/sự vật đó.

Làm sao để không bị “đánh lừa” bởi hiệu ứng hào quang?

1. Không nên vội vàng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài

Nhiều người thường có thói quen đánh giá người khác ngay lần đầu gặp mặt, chỉ thông qua vẻ bề ngoài. Họ vội vàng nhận xét sự việc một cách quả quyết trong khi bản thân chỉ thấy một mặt của vấn đề. Thật đáng tiếc khi nếu chỉ nhìn một chiều, chúng ta đâu thể biết được rằng đằng sau vẻ ngoài đó là một con người với những tính cách không ngờ được. Sau một gương mặt khó nhìn, dữ tợn có thể là một nhân cách cao thượng đáng được nể phục, cùng câu chuyện đáng được cảm thông. Góc nhìn phiến diện dễ khiến người ta sai lầm khi đánh giá một điều gì đó.

Từ scandal Ngô Diệc Phàm, ngẫm về ‘hiệu ứng hào quang’: Liệu có nên trông mặt mà bắt hình dong?

Sau một gương mặt khó nhìn và dữ tợn có thể là một nhân cách cao thượng đáng được nể phục.

2. Ngừng định kiến và phán xét

Người ta thường phân loại những đặc điểm chung của một kiểu người nào đó, ví dụ như nhà giáo thường “hiền lương”, nhà kinh doanh thì “hám lợi”,… Nhưng đừng để vầng hào quang của một người che đi sự sáng suốt của bạn, bởi đằng sau vầng hào quang đó, họ vẫn là một người bình thường.

Ví dụ trong môi trường công sở, hiệu ứng hào quang ảnh hưởng trong sự đánh giá của cấp trên đối với cấp dưới – một sự thiên vị phổ biến. Nhiều người quản lý khi đã đề cao một điểm nào đó của nhân viên – ví dụ như sự nhiệt tình, dễ dẫn có xu hướng đánh giá mọi đặc điểm còn lại (như chuyên môn, hiệu suất công việc, kỹ năng tổ chức,…) đều tốt theo. Để tránh sai lầm này, hãy bình tĩnh tham khảo ý kiến của những người khác khi đưa ra quyết định. Hãy trở nên thông thái và tỉnh táo hơn để hiểu rằng không phải thứ gì lấp lánh cũng đều là kim cương.

VC

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo mất hứng thú và nhanh chóng hết yêu, quên ngay người yêu cũ