Shopaholic là gì? Liệu bạn có đang mắc phải triệu chứng này và cách khắc phục?
Tin liên quan
Shopaholic có nghĩa là "nghiện mua sắm" - đây là một dạng OCD, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bạn liên tục lặp lại một hành động vì ám ảnh với một ý tưởng, một suy nghĩ, một cảm giác mà chúng thường đi kèm với nỗi sợ. Bạn có thể ý thức được về nỗi sợ này nhưng không thể kiểm soát được nó.
Người nghiện mua sắm sẽ có những biểu hiện như luôn bỏ hàng trăm món hàng vào giỏ khi đại tiệc sale đến, cứ lướt mạng xã hội một hồi thấy món đồ nào chưa có lại muốn mua, dành phần lớn thu nhập vào chuyện mua sắm, cảm thấy bồn chồn khó chịu khi không mua được thứ mình muốn và ngược lại, liên tục mua sắm thậm chí mua cả những đồ không có giá trị hay gây hại cho bản thân,v..v
Vậy, làm thế nào để thay đổi?
1. Lên kế hoạch chi tiêu
Muốn thay đổi thì chắc chắn phải ép bản thân vào khuôn khổ. Bạn nên lên cho mình một kế hoạch chi tiêu cụ thể cho mức thu nhập mình có. Bao nhiêu phần trăm cho mua sắm, đi chơi với bạn bè, tham gia các hoạt động khác,... đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi "ấn nút" trả tiền.
Hãy lên một kế hoạch chi tiêu cụ thể cho mức thu nhập hiện có
Ban đầu việc này có thể gây khó chịu vì chúng ta sẽ dễ dàng chạm đến mốc mình đặt ra cho việc mua sắm. Nhưng khi chạm đến mốc đó, hãy không ngừng nói với bản thân rằng: "Hết tiền rồi, không mua được nữa, đợi tháng sau,...". Khi liên tục nhấn mạnh việc này, não bộ sẽ nhận được thông tin tương tự và ngăn chúng ta tiếp tục chi trả quá số tiền đã được quy định trước đó. Làm gì cũng cần kiên trì, nỗ lực một chút. Khi đã luyện thành thói quen, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được kha khá vì đã không còn "đốt" tiền vào việc mua sắm nữa.
2. Dọn tủ đồ
Hãy thử dành thời gian dọn dẹp lại tủ đồ của mình. Có thể bạn sẽ phải bất ngờ vì sự có mặt của rất nhiều quần áo mà bạn còn chưa từng mặc đến. Đó là dấu hiệu của việc bạn đã phung phí vào việc mua sắm quá nhiều.
Hãy lọc ra những món đồ mà bạn sẽ tiếp tục sử dụng, phối chúng thành những bộ cánh mới toanh. Còn những món không dùng nữa, ta có thể đem bán lại, mang đi làm từ thiện hoặc tặng cho người thân hay bạn bè - những người cần chúng hơn.
Dọn dẹp tủ đồ là cách ngăn bạn mua sắm quá đà
3. Tuyên ngôn "Chất lượng hơn số lượng"
Tập trung vào chất lượng của sản phẩm thay vì số lượng bạn sẽ mua được. Một đôi giày giá khoảng một vài triệu nhưng có độ bền và tính ứng dụng cao chắc chắn hơn hẳn những đôi giá vài trăm nhưng đi mấy lần là mòn gót hay hỏng hóc đúng không?
Tập trung vào chất lượng của sản phẩm thay vì số lượng
Đối với những món đồ dùng trên người, đừng ham rẻ để rồi phải mua đi mua lại cùng một món đồ mấy lần.
4. Bỏ vào giỏ đã, mua sau
Cách này áp dụng cho việc mua sắm trực tuyến. Khi lượn lờ trên các sàn thương mai điện từ mà nhìn thứ gì cũng muốn mua thì cứ bỏ hết chúng vào giỏ hàng, chọn kích cỡ, màu sắc hết đi, cho thỏa mãn bản thân.
Nhưng hãy cứ đễ chúng ở đó đã nhé, khoảng 2 - 3 ngày sau quay lại và xem xét kỹ càng xem mình có thật sự cần chúng như mình nghĩ hay không.
Hãy cứ bỏ thứ bạn muốn vào giỏ hàng, nhưng hãy cân nhắc kỹ sau vài ngày nhé!
5. Bận rộn với việc khác
Giảm thời gian mua sắm của bạn xuống bằng việc bận rộn với các công việc khác. Không nhất thiết là chuyện đi làm, bạn có thể thay thế khoảng thời gian mua sắm bằng việc bắt đầu một thói quen mới như đọc sách, tập luyện thể thao, chạy bộ,...
Giảm thời gian mua sắm của bạn xuống bằng việc bận rộn với các công việc khác
Lâu dần bạn sẽ nhận ra, khi mình bận rộn hơn cũng chính là lúc mình giảm bớt thời gian đi mua sắm hay lướt những trang thương mai điện tử một cách vô thức đó.
Thu Trang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất