Những suy nghĩ này khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn

Nắng 2024-07-06 10:55
- Tư duy quyết định đẳng cấp. Bởi vậy, muốn thay đổi vận mệnh, cần thay đổi từ chính tư duy.

Nhiều người đổ lỗi cho sự kém may mắn, do số phận. Tuy nhiên, nguồn gốc của sự nghèo khó không hẳn do ngoại cảnh, mà xuất phát từ chính bản thân người đó. Nếu mãi giữ những quan điểm, suy nghĩ này, người nghèo chỉ thêm nghèo mà thôi!

An phận, hài lòng với sự bình yên hiện tại

Nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, luôn nghĩ mọi việc ổn định thì sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc... luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.

Những suy nghĩ này khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn

Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn và luôn dũng cảm tiến lên phía trước.

Người nghèo tập trung vào những trở ngại và người giàu tập trung vào cơ hội. Người nghèo luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, họ luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra. Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ lại suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại này, từ đó mất tự tin và không muốn chấp nhận rủi ro.

Vì lợi ích nhất thời mà xem nhẹ mục tiêu cá nhân

Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa, nhỏ, nhưng đều giảm giá như nhau. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường sẽ mua loại lớn vì nghĩ sẽ tiết kiệm được tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu bản thân. Đây là ví dụ điển hình cho tư duy của người nghèo: "Tập trung tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua mục tiêu của bản thân".

Những suy nghĩ này khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn

Một cặp vợ chồng mua nhà nhưng không đủ tiền đặt cọc. Người chồng muốn tích góp thêm thời gian nữa nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Kết quả, họ vay mượn khắp nơi để mua nhà. Cặp vợ chồng này ngay từ đầu đã vướng lỗi tư duy. Nguyên nhân không phải họ đủ tiền hay không, mà quan trọng là việc mua nhà thực sự cần thiết hay không. Tư duy người nghèo thường xác định có làm được việc hay không, trong khi với người giàu họ đề cao mục tiêu của hành động.

Với chuyện mua nhà, người nghèo sẽ nghĩ ngay đến những vấn đề: Đặt cọc bao nhiêu tiền? Thu nhập có đủ trả tiền vay? Mua nhà nào thì hợp túi tiền? Còn với người giàu, câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu họ là: Có cần thiết mua nhà? Muốn mua thì căn nhà sẽ như thế nào? Tiếp đó họ mới triển khai kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Suy nghĩ tiêu cực

Nếu có một ngọn núi trước mặt, người tư duy nghèo nàn sẽ nghĩ ngay đến những trở ngại, dễ buông xuôi. Khi được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc bị người khác xem thường. Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ.

Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Những suy nghĩ này khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn

Khi ai đó xung quanh thành công, người giàu sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ và học theo các chiến lược của người này. Còn với người nghèo, khi nghe tin người khác thành công, họ sẽ phán xét, chế giễu, thậm chí là so sánh họ ngang hàng với mình. Suy nghĩ này sẽ khiến người nghèo không thể nào thoát khỏi thế giới của họ vì năng lượng tiêu cực rất dễ lan truyền.

Suy nghĩ rằng chăm chỉ là con đường duy nhất trở nên giàu có

Từ khi còn nhỏ, ai cũng được dạy phải làm việc chăm chỉ mới đạt được thành công. Nhưng thực tế, "làm việc chăm chỉ" chưa bao giờ là đủ để đạt được ước mơ làm giàu.

Triệu phú tự thân, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của VaynerMedia - Gary Vaynerchuk từng nói: "Nếu tất cả những gì bạn làm cả đời là chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có được. Bởi làm việc chăm chỉ chưa đủ để bạn kiếm tiền và tiết kiệm". Theo ông, ngoài chăm chỉ còn cần nhiều yếu tố khác để thành công như cơ hội, sự đổi mới, sáng tạo hay các mối quan hệ...

Những suy nghĩ này khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn

Dù chăm chỉ làm việc nhưng nếu không có tư duy đổi mới sáng tạo, không có tinh thần học hỏi và khả năng giao tiếp thì chỉ làm công ăn lương bình thường. Ngoài ra, nếu không biết phát triển các mối quan hệ, cả đời cũng sẽ tụt lùi lại phía sau.

Thực tế, hiệu quả lao động cũng chất lượng công việc không phụ thuộc vào thời gian làm việc. Những người thành công và giàu có luôn cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ tận dụng từng giây từng phút để nâng cao hiệu quả công việc, chăm sóc bản thân và mở rộng giao lưu, học hỏi thêm những kiến thức mới. Rõ ràng, bên cạnh sự cố gắng và chăm chỉ, còn rất nhiều yếu tố khác quyết định đến thành công của mỗi người.

Nắng (Tổng hợp/ Theo Sina)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 chòm sao có vẻ ngoài lạnh lùng như băng nhưng trái tim đa sầu, đa cảm