Những cách đối phó khôn ngoan với đồng nghiệp xấu tính

Bình Yên 2023-10-27 08:00
- Một số hành vi không lành mạnh của đồng nghiệp có thể bắt nguồn từ sự ghen tức với năng lực của bạn.

Công sở là nơi bạn sống và làm việc nhiều hơn cả thời gian ở nhà bên người thân. Vì vậy rất cần giữ môi trường làm việc tốt và không quá căng thẳng khi bị đồng nghiệp chơi xấu.

Có người tìm cách theo dõi để trị lại đồng nghiệp xấu theo kiểu "gậy ông lại đập lưng ông", thắng thì ở lại, thua thì đi cơ quan khác. Có người chọn cách bơ đi mà sống, bởi ở đâu cũng có người tốt – xấu, tự an ủi rằng sang chỗ mới chắc cũng có những đồng nghiệp như vậy. Có người chọn cách lên tiếng, nói thẳng, hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của cấp trên để không rơi vào tình trạng trầm cảm...

Những cách đối phó khôn ngoan với đồng nghiệp xấu tính

Một số kinh nghiệm "hóa giải" để làm chủ tình hình khi gặp phải đồng nghiệp xấu như sau:

1. Giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp

Khi đối mặt với một đồng nghiệp xấu tính, điều quan trọng là bạn phải duy trì sự bình tĩnh và tính chuyên nghiệp. Đừng để hành vi hoặc thái độ của họ ảnh hưởng đến hành vi hoặc thái độ của bạn. Đặc biệt, tránh tham gia vào bất kỳ cuộc giao tiếp tiêu cực hoặc đối đầu nào. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, điềm tĩnh và tập trung tìm giải pháp mang tính xây dựng cho các vấn đề trước mắt.

2. Sống lạc quan

Robert Sutton - giáo sư Đại học Stanford cho biết trong những trường hợp ông nghiên cứu có một luật sư trẻ luôn gặp rắc rối với đồng nghiệp và ông chủ vì những người này rất khó chiều. Tuy nhiên nếu cô bỏ việc, cô rất khó khăn để tìm được công việc mới vào thời điểm đó. Hơn nữa, nghỉ việc, cô ấy sẽ không thể trả hết số nợ đã vay thời sinh viên.

Những cách đối phó khôn ngoan với đồng nghiệp xấu tính

Cuối cùng, cách để cô luật sư này dùng để đối phó là tưởng tượng mình chỉ còn có thể chỉ sống thêm hai năm nữa mà thôi. 

“Khi bạn đang ở trong một tình thế khó khăn, bạn sẽ cố gắng vượt qua được nó. Hãy sống và làm việc như ngày mai bạn sẽ chết! Cách đó sẽ giúp bạn sống và làm việc hết mình. Hãy cười nhiều hơn nữa vì nụ cười sẽ hàn gắn được sự ngăn cách giữa con người với nhau”, giáo sư Sutton chia sẻ với tờ Business Insider.

3. Quyết đoán, kiên định

Những đồng nghiệp cố gắng chất vấn các quyết định hoặc ý tưởng của bạn trước mặt các đồng nghiệp khác. Lúc này hãy hỏi về ý kiến của riêng họ và quan điểm của những người xung quanh khác có mặt lúc đó. Ngoài ra, hãy giải thích quan điểm của bạn một cách quyết đoán và chắc chắn. Điều này sẽ giúp bạn trông tự tin và có tinh thần cộng tác một cách chuyên nghiệp.  

4. Không chấp tiểu nhân

Đây còn được hiểu theo dạng: Không quan tâm, mặc kệ ai nói gì đồn gì hãy cứ là chính mình. Chứng minh lời đồn đại, nói xấu vô căn cứ ấy bằng thực lực của mình là cách đáp trả văn minh nhất đối với những kẻ luôn muốn hạ bệ bạn.

Những cách đối phó khôn ngoan với đồng nghiệp xấu tính

Sức chịu đựng của mỗi người chỉ có giới hạn, bạn không thể cứ mãi im lặng và chịu đựng sự lấn lướt của những người không có thiện cảm với mình.

Ví dụ, nếu đồng nghiệp vẫn liên tục “quấy rối” và không tôn trọng bạn, hãy thẳng thắn góp ý khéo léo khi chỉ có hai người. Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện được thái độ nghiêm túc, dứt khoát của mình và nói cho họ biết hậu quả sẽ ra sao nếu như họ tiếp tục cư xử không phù hợp ở những lần hợp tác sau.

5. Luôn cẩn trọng trong mọi trường hợp

Trong môi trường công sở việc ganh đua thiệt hơn không chỉ dừng lại ở việc nói xấu mà còn đi xa hơn đó là chơi xấu. Hãy luôn cẩn trọng với những kế hoạch bạn làm. Đề phòng kẻ gian cao nhất có thể. Đừng tạo cơ hội cho những người đối đầu vs bạn có cơ hội hạ gục bạn.

6. Tiếp cận xoay chuyển tình thế

Một số hành vi không lành mạnh của đồng nghiệp có thể bắt nguồn từ sự ghen tức với năng lực của bạn. Bạn có thể hỗ trợ những người này học kỹ năng mới hoặc công nhận, tán dương họ trước những người khác. Hành động này có thể mang lại những thay đổi lớn trong bầu không khí tại nơi làm việc của bạn.

Những cách đối phó khôn ngoan với đồng nghiệp xấu tính

Hãy dành một vài phút để suy nghĩ kỹ về tình huống mà bạn đang rơi vào với đồng nghiệp xấu, nghĩ về tình huống đó thật khách quan. Chuyên gia Achor gợi ý, bạn có thể tự hỏi bản thân: Liệu anh/cô ấy (đồng nghiệp xấu tính) thực sự là một mối đe dọa đối với bạn hay thực ra, bạn có thể một vài điều từ một người cơ hội?

“Nếu anh/cô ấy thực sự là một mối đe dọa, tốt nhất bạn nên tránh. Nhưng nếu không, tại sao không thử hợp tác, làm việc cùng”, ông Achor nói. “Kẻ thù ngày hôm nay chưa chắc đã là kẻ thù vào ngày mai”.

Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Matchbuilt)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bí kíp mặc đồ gam màu hồng pastel đón hè không bị sến súa