Làm thế nào để từ chối mà không làm tổn thương đối phương?

Bình Yên 2024-08-18 08:00
- Chỉ cần cẩn thận và tinh tế một chút, bạn vẫn có thể dễ dàng nói lời từ chối mà không sợ gây tổn thương đến đối phương.

Từ chối chưa bao giờ là một việc dễ dàng đối với mỗi người chúng ta. Theo một nghiên cứu, tâm lý con người thường có xu hướng hạn chế tối đa những mâu thuẫn, cũng như không muốn làm người khác phiền lòng. Vậy nên, việc luôn luôn đồng ý trước hầu hết mọi việc luôn là giải pháp tối ưu nhất.

Tuy nhiên, rồi cũng sẽ đến lúc bạn rơi vào những tình huống “không thể không nói không”. Chỉ cần cẩn thận và tinh tế một chút, bạn vẫn có thể dễ dàng nói lời từ chối mà không sợ gây ảnh hưởng hay tổn thương với người xung quanh.

1. Hãy cho họ thấy bạn sợ sẽ khiến họ thất vọng 

Một trong những bí quyết hàng đầu được khuyên áp dụng chính là hãy nói “Có” nhưng mang hàm ý từ chối. Đừng vội nói không ngay ở câu đầu tiên, mà hãy cho họ cảm nhận thiện chí của bạn trước, nhưng đi kèm với đó là một lời “cảnh báo trước” kiểu như : “Nếu tôi “đồng ý” với lời đề nghị của bạn thì e là tôi có thể khiến bạn “thất vọng” vì kết quả không như mong đợi”.

Làm thế nào để từ chối mà không làm tổn thương đối phương?

2. Bạn biết người phù hợp hơn cho công việc này

Nếu lời đề nghị hỗ trợ không dính dáng gì đến công việc và chuyên môn của bạn, hãy từ chối một cách nhẹ nhàng và nói với họ rằng: “Vấn đề này không thuộc chuyên môn cá nhân của tôi, nên tôi không thể giúp bạn được”.

Tuy nhiên, đừng để câu chuyện kết thúc ở lời từ chối của bạn. Hãy chủ động giới thiệu họ đến những người mà bạn tin rằng có năng lực chuyên môn phù hợp hơn. Không ai có thể nỡ lòng từ chối một lời “từ chối khéo léo và nhiệt tình” như vậy cả.

4. Nói lý do nhưng đừng mở ra cơ hội

Bạn có thể muốn giải thích cho đối phương lý do tại sao bạn không thể hỗ trợ họ. Khi đó hãy nói ngắn gọn và cho thấy đó không phải là sự hờ hững mà chỉ là bạn không có thời gian. Tuy nhiên, bạn không cần cảm thấy bắt buộc phải đưa ra lý do nếu đó là người hay nhờ vả. Bạn nên giữ lời từ chối càng đơn giản càng tốt và không tạo cơ hội để họ có thể tranh luận về lý do của bạn.

Thay vì trả lời “Thật không may, tuần này tôi có quá nhiều việc”, hãy sử dụng “Với khối lượng công việc hiện tại, tôi nghĩ rằng mình không thể hoàn thành tốt công việc của bạn và nhiệm vụ của tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Rất cảm ơn vì bạn đã hiểu”.

Làm thế nào để từ chối mà không làm tổn thương đối phương?

Với cách nói lời từ chối đầu tiên, bạn đang tạo cơ hội để người khác cố gắng đề nghị bạn giúp đỡ bằng mọi cách như “Nếu tuần này không được thì chúng ta có thể làm vào tuần sau”. Ngược lại, cách thứ hai rõ ràng là “chốt hạ”.

4. Đưa ra một giải pháp khác

Nếu lời đề nghị không phù hợp với công việc chuyên môn của bạn, hãy thử xoay chuyển lời đề nghị ấy thành một giải pháp khác xuất phát từ phía bạn.

“Thay vì từ chối hoàn toàn việc gửi các email tin tức đến các địa chỉ trong danh bạ cá nhân, tôi đã đề nghị họ sử dụng mạng xã hội. Vừa giúp giải quyết được vấn đề của họ, vừa giúp tôi giữ được mối quan hệ với đối tác của mình”.

Biết rằng, những điều khó chịu có thể khiến bạn dễ dàng buông lời “từ chối”, nhưng việc buông lời từ chối một cách thẳng thừng đôi khi lại mang đến cho người đối diện một cảm xúc tiêu cực và vô hình chung làm ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

Làm thế nào để từ chối mà không làm tổn thương đối phương?

5. Đừng lo nghĩ quá nhiều về cảm xúc của người khác

Bạn sợ người mời sẽ buồn hay thất vọng? Thực sự, bạn không nên quá bận lòng. Chúng ta đâu thể nắm chắc về cảm nhận của người khác. Đối phương sẽ hiểu cho bạn thôi, vì cuộc sống của ai cũng bận rộn.

Nói như vậy, phải chăng bạn cứ từ chối và mặc kệ người ta tổn thương? Bạn nên dành thời gian để xoa dịu, và nếu có thể, bù đắp phần nào cho đối phương.

Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Secretchina)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập chữa gù lưng chỉ với 5 phút mỗi ngày