Làm sao rèn luyện được phong thái điềm tĩnh?
Tin liên quan
Trong cuộc sống, con người phải trải qua không ít những cung bậc cảm xúc vui, buồn khác nhau. Nếu không phải người điềm tĩnh, có bản lĩnh và tinh thần ổn định thì rất dễ khiến tâm trạng thay đổi theo hướng tiêu cực.
Những người bản lĩnh thường có khả năng giữ bình tĩnh tốt, giúp họ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Không phải ai cũng giữ được thái độ điềm tĩnh mà tính cách này cần phải được rèn luyện trong thời gian dài mới có được. Sau đây là những bí kíp rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn luôn giữ bình tĩnh vượt qua chông gai trong cuộc sống một cách dễ dàng.
Nói ít và lắng nghe nhiều
Để trở thành một người điềm tĩnh, chúng ta nên rèn luyện thói quen không vội vàng đáp lại những gì người khác nói, mà lắng nghe cẩn thận và đưa ra những phản hồi có suy nghĩ và có giá trị.
Dù bạn ít nói nhưng những từ phát ngôn đều chất lượng là dấu hiệu của một người điềm tĩnh. Bằng cách lắng nghe kỹ lưỡng, họ sẽ có thời gian để phân tích thông tin và đưa ra phản hồi hiệu quả nhất.
Rèn luyện sự tự tin
Để sống đúng bản chất của sự điềm tĩnh, bạn phải tự tin về bản thân. Hãy tin rằng bạn có khả năng xử lý mọi vấn đề đặt trước mắt bạn. Niềm tin này là nền tảng cho sự thành công của bạn.
Khi bạn tự tin, người khác cảm nhận được bạn thích, tôn trọng, đánh giá cao và đánh giá giá trị của bạn và những gì bạn mang đến. Hãy hiểu giá trị của mình, đánh giá tài năng của mình, thể hiện đạo đức làm việc kiên định và bạn sẽ được xem trọng hơn. Bạn sẽ khiến người khác tò mò về bạn và ý kiến của bạn, đưa bạn tiến xa hơn trong việc xây dựng danh tiếng vững chắc.
Luôn hy vọng trong mọi tình huống
Hoảng loạn và sự điềm tĩnh không thể xuất hiện cùng một lúc. Hãy sống với hy vọng. Khi bạn hy vọng, người khác cũng trở nên hy vọng hơn. Hãy tin rằng luôn có giải pháp cho mọi vấn đề.
Bạn không cần phải hoảng loạn suốt quá trình tìm ra giải pháp. Khi điềm tĩnh, bạn hoạt động với tâm trí ổn định. Từ đó nhiều ý tưởng, cách xử lý theo hướng tích cực cũng sẽ “nhảy số” trong đầu bạn.
Sống có trách nhiệm
Bất kể điều gì xảy ra trong cuộc sống và mối quan hệ của bạn, cách hiệu quả nhất để thực hành sự điềm tĩnh là chấp nhận trách chịu trách nhiệm cho mọi việc của bản thân.
Nếu bạn mắc lỗi, hãy xem đó là một trải nghiệm đáng để học hỏi do chính bạn tạo ra. Từ đó tìm hiểu điều gì cần thay đổi để có thể thành công hơn trong tương lai.
Khi bạn đủ điềm tĩnh để chấp nhận chịu trách nhiệm cho kết quả việc làm của mình, điều này sẽ truyền cảm hứng cho người khác. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hành động trong cuộc sống của họ.
Phân tích kỹ mọi vấn đề
Bạn có thể tự hỏi bản thân một số câu hỏi đơn giản khi bạn khó chịu, sau đó trả lời để giải quyết vấn đề. Ví dụ: Tại sao vấn đề này xảy ra? Vấn đề này có đáng để làm như vậy không?… Chính những câu hỏi đơn giản này sẽ kích thích bộ não của bạn tiếp tục suy nghĩ và tránh đưa ra những quyết định tồi tệ trong lúc nhất thời.
Hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh và cân bằng cảm xúc mỗi khi tức giận
Chẳng may sẽ có những tình huống có thể làm bùng phát cơn giận của bạn, đừng vội vàng hành động bởi những hành vi lúc nóng giận khả năng cao sẽ khiến bạn phải hối hận sau này. Hãy nhắm mắt và hít một hơi dài để thư giãn cơ bụng, sau đó thở ra từ từ và nhẹ nhàng để giúp giảm lượng adrenaline – chất được giải phóng trong não khi tức giận để lấy lại bình tĩnh.
Loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực trong đầu
Đừng để những suy nghĩ tiêu cực, luôn tìm mọi cách để trả thù người khác len lỏi trong đầu bạn bởi những điều này không giải quyết được vấn đề mà còn khiến bạn thêm bực bội. Cách giải quyết vấn đề là bạn có thể chia sẻ với mọi người, xoa dịu tâm trạng, đồng thời được mọi người góp ý tích cực để lấn át những tư tưởng sai lệch.
Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Entrepreneur)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất