Để thành công, cần thiết lập THÓI QUEN hơn là phải có nhiều ĐỘNG LỰC

I Am NGA 2021-09-20 10:00
- Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng hừng hực khí thế nhưng chưa được ba bảy hai mốt ngày đâu lại vào đấy?

Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng động lực nửa vời? Vào dịp cuối năm, bạn hừng hực khí thế lên plan cho năm mới với đủ những mục tiêu nhưng cuối cùng lại một năm nữa trôi qua, không thấy gì chỉ thấy già. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy mình “xịt ngóm” sau những ngày bùng lên động lực nửa vời đâu.

Động lực thường được đánh giá quá cao, trong khi môi trường lại quan trọng hơn

Cũng như câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, bạn khó có thể trở nên tốt hơn khi vây quanh bạn toàn là những thứ khiến bạn trở nên trì trệ. Môi trường là bàn tay nhào nặn nên thói quen của chúng ta. Bạn khó có thể tập trung vào công việc khi tiếng thông báo tin nhắn mới từ Messenger cứ thi thoảng lại vang lên. Bạn khó có thể đọc sách, học hành hiệu quả khi tiện tay lướt Facebook 5 phút nữa thôi, cuối cùng là mất gấp 4 lần 5 phút.

Để thành công, cần thiết lập thói quen hơn là phải có nhiều động lực nhiều động lực

Vì thế, nếu bạn muốn tiến bộ hơn, hãy dấn thân vào môi trường có những con người có đặc điểm tính cách mà bạn muốn hướng đến. Chẳng hạn những hội nhóm, diễn đàn thảo luận về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Nếu bạn muốn đọc sách nhiều hơn mỗi ngày, hãy để cuốn sách ở nơi bạn dễ dàng nhìn thấy và cầm lên đọc. Thật vô lý khi bạn mua sách về để cất trong tủ đúng không? Tương tự, khi bạn muốn học một cái gì đó mới, hãy nhúng bàn chân xuống môi trường có thứ mà bạn đang quan tâm.

Thành công đến từ những thói quen nhỏ nhặt

Thói quen làm nên đặc tính của bạn và ngược lại. Bạn có thói quen gấp chăn màn ngay sau khi thức dậy, bạn là người ngăn nắp. Bạn luyện tập mỗi ngày cho thấy bạn là người ưa thể thao và coi trọng sức khỏe. Bạn càng tự hào vì những đặc tính của mình bao nhiêu thì bạn càng có xu hướng phát triển những thói quen liên quan đến đặc tính đó bấy nhiêu. Ví dụ, bạn được khen là người thông minh, hiểu biết nhiều, bạn càng có xu hướng thích học hỏi nhiều hơn nữa.

Ngược lại, nếu bạn tự cho rằng mình là người kém cỏi, lười biếng, không làm gì nên hồn thì dần bạn sẽ mặc định coi điều đó là sự thật và không còn muốn cải thiện bản thân nữa. Vì thế hãy cố gắng bắt đầu và duy trì những thói quen tốt, theo hướng có lợi cho sự phát triển bản thân.

Để thành công, cần thiết lập thói quen hơn là phải có nhiều động lực nhiều động lực

Thành công thường đến từ những thói quen nhỏ nhặt, cố gắng 1% mỗi ngày và bạn sẽ tận hưởng thành quả giống như lãi kép trong đầu tư tài chính. Học một điều mới, phát triển bản thân có thể không giúp bạn trở thành thiên tài nhưng về lâu dài chắc chắn khiến bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực và có những góc nhìn mới về những vấn đề cũ.

Đừng tập trung vào các mục tiêu, hãy xây dựng một hệ thống thói quen tốt

Theo James Clear, tác giả cuốn Atomic Habits (Thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ), có 4 nguyên tắc để hình thành một thói quen mới, đó là:

- Khiến việc đó trở nên hiển nhiên

- Khiến việc đó trở nên hấp dẫn

- Khiến việc đó trở nên dễ dàng

- Khiến việc đó mang tính thỏa mãn

Chẳng hạn, bạn muốn học tiếng Anh, đừng đặt ra mục tiêu chung chung là tôi sẽ học hành chăm chỉ hơn. Hãy cụ thể bằng cách nêu rõ tên thói quen, kèm thời gian, địa điểm cụ thể. Ví dụ, tôi sẽ học tiếng Anh 5 phút mỗi ngày thông qua ứng dụng trên điện thoại. Vậy hãy để icon của ứng dụng học tiếng Anh ngay trên màn hình chính của điện thoại và bật mọi thông báo liên quan đến việc nhắc lịch học hàng ngày. Cái gì được phơi bày ngay trước mắt thì bạn sẽ có xu hướng làm nó nhiều hơn.

Cách tốt nhất là hãy cặp thói quen mà bạn muốn với một thói quen sẵn có. Chẳng hạn, để tránh việc tiện tay lướt Facebook vô thức, hãy đặt ra quy tắt là chỉ lướt Facebook sau khi đã học 5 phút tiếng Anh trên điện thoại.

Để thành công, cần thiết lập thói quen hơn là phải có nhiều động lực nhiều động lực

Bạn có thể khiến thói quen tốt trở nên dễ dàng để thực hiện bằng nhiều cách. Ví dụ, bạn chọn những bài học phù hợp với trình độ của mình, học với thời lượng ngắn. Điều đó tạo cho bạn cảm giác bạn đã chinh phục được mục tiêu và muốn quay trở lại thực hiện nó. Mấu chốt ở đây không phải bạn dành bao nhiêu thời gian để học tiếng Anh một ngày mà bạn học bao nhiêu lần, đều đặn hàng ngày. Nếu cảm thấy một thói quen mới quá khó để thực hiện, hãy rút ngắn thời gian xuống 2 phút. Tập thể dục 2 phút, đọc sách 2 phút. Có thể bạn nghĩ tập như thế không bõ bèn gì, không sao, miễn là bạn có làm, có còn hơn không. Đó chỉ là quãng thời gian tối thiểu mà bạn phải hoàn thành một công việc nào đó. Nếu bạn cảm thấy có hứng thú, bạn hoàn toàn có thể làm nó lâu hơn.

Như vậy, muốn thay đổi một thói quen xấu, bạn chỉ đơn giản đảo ngược 4 quy luật trên. Chẳng hạn, khiến thói quen xấu trở nên khó thực hiện hơn. Bạn muốn cai việc shopping online, vậy hãy gỡ ứng dụng mua sắm khỏi điện thoại. Bạn muốn hạn chế ăn vặt, đừng để sẵn đồ ăn vặt trong nhà.

Dần dần khi đã xây dựng được một hệ thống thói quen tốt, bạn sẽ ngạc nhiên về sự thay đổi đáng kể của bản thân đấy. Đừng đặt ra những mục tiêu đao to búa lớn, ngay từ bây giờ, chỉ đơn giản là bắt tay vào làm từ điều nhỏ nhất.

I Am NGA

Ảnh: sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tìm iPhone bị mất kể cả khi bị ngắt mạng với iOS 14