Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Nắng 2024-06-09 15:08
- Những ký ức về tổn thương thường xuất hiện trong nhận thức của chúng ta theo cách không mời mà đến, vì nó được lưu trữ trong một hệ thống thần kinh đặc biệt so với cách mà những ký ức khác được lưu trữ.

Đây là một câu chuyện có thật của chính tác giả. Vừa về đến nhà, ông đã chứng kiến cảnh người hàng xóm đang nằm úp mặt trên luống hoa. Ngay lập tức, ông bảo vợ mình “không được để bọn trẻ ra ngoài trong lúc này”, sau đó vừa gọi cho 911 vừa lắc vai để cố lay động người hàng xóm của mình. 

Trong lúc chờ đợi xe cứu thương, ông được hướng dẫn qua điện thoại về cách sơ cứu người hàng xóm bằng động tác ép lồng ngực để kích nhịp tim. Trong vài phút ngắn ngủi ấy, trong đầu ông hiện lên hình ảnh sáng nay vẫn còn vẫy chào người hàng xóm của mình khi anh ấy dắt chó đi dạo. Khoảnh khắc ấy những cảm xúc mãnh liệt bên trong khiến ông như muốn bật khóc, nhưng đành phải nén lại để tập trung vào việc sơ cứu. 

Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Tuy nhiên, từ sâu bên trong ông biết rằng “sự kiện ngày hôm nay sẽ ở lại trong đầu ông lâu dài”. Khi xe cấp cứu đến, người hàng xóm của ông vẫn không có bất kỳ phản ứng gì khi được nhấc lên băng ca rồi chuyển lên xe, và sáng hôm sau ông nhận được tin người hàng xóm ấy đã qua đời.

Những ngày sau đó, tác giả nhận ra rằng ông có dấu hiệu của những chấn thương tâm lý như cảm thấy dễ cáu gắt, khó ngủ, muốn tránh né những hình ảnh về sự kiện ngày hôm ấy khi nó liên tục hiện lên trong đầu.

Những ký ức về tổn thương thường xuất hiện trong nhận thức của chúng ta theo cách không mời mà đến, vì nó được lưu trữ trong một hệ thống thần kinh đặc biệt so với cách mà những ký ức khác được lưu trữ. 

Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Sau đây là những phương pháp thực hành, được trích dẫn từ một quyển sách của tác giả với tên gọi "Liệu pháp Hành vi Nhận thức Chánh niệm".

Hít thở và buông bỏ

Sau một chấn thương tâm lý nào đó, hệ thống thần kinh của chúng ta sẽ luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, vì cố gắng bảo vệ thân chủ khỏi những mối đe dọa trong tương lai. Chính trạng thái luôn căng thẳng và cảm xúc luôn ở mức thái quá, đã góp phần giữ ký ức đau buồn của chúng ta ở dạng rời rạc, không thể liên kết với nhau. Khi ấy, nhịp thở dồn dập và không đủ hơi sẽ có xu hướng kéo dài những phản ứng căng thẳng này.

Mặt khác, một hơi thở chậm rãi, từ tốn sẽ giảm bớt sự kích thích lo lắng. Tác giả chia sẻ rằng nhờ việc thực hành thiền định để điều chỉnh hơi thở chậm rãi, ông đã phần nào phục hồi được những tổn thương trong quá khứ.

Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Mỗi ngày chỉ cần dành ra từ 3 đến 5 phút để luyện tập việc hít thở là đủ. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, sao cho thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào, ví dụ như hít vào đếm đến ba, thở ra khi đếm đến sáu. 

Tìm kiếm sự trợ giúp

Việc cô lập bản thân sau chấn thương là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, những mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội vẫn đang hiện diện xung quanh bạn, là những lời nhắc nhở tuyệt vời về những điều tốt đẹp và đúng đắn trong cuộc sống vẫn đang tồn tại, hãy chia sẻ nhiều hơn với những người thân yêu mà bạn có thể tin tưởng, vì điều này là cần thiết để giúp bộ não sắp xếp lại ký ức về sự tổn thương. Hãy nỗ lực tiếp cận với những người xung quanh bạn, những người có thể hỗ trợ bạn. Chỉ một vài điều nhỏ, nhưng nó sẽ giúp bạn chữa lành nhiều hơn so với việc yêu thương, hiện diện của mọi người.

Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Can đảm kể về chuyện đã khiến bạn tổn thương

Những người bạn đáng tin cậy, hoặc những thành viên trong gia đình, biết đâu sẽ là người sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện tổn thương của bạn. Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy sức mạnh của việc kể lại câu chuyện, về trải nghiệm đau thương của chúng ta một cách đơn giản. Nếu không thể kể với người khác, hãy viết nó ra vì điều này được chứng minh là giúp chúng ta bớt khó chịu và chữa lành vết thương dễ dàng hơn.

Tiếp tục cuộc sống

Điều cuối cùng là hãy tìm cơ hội để đối mặt với những gợi nhớ về sang chấn tâm lý. Điều này sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng, chúng không thực sự nguy hiểm. Ví như tác giả vẫn luôn tránh nhìn vào nơi mà người hàng xóm của ông đã ngã xuống, vì sợ rằng nó sẽ gợi lại những cảm giác đau đớn về cú sốc ban đầu, khi ông phát hiện ra người hàng xóm của mình. 

Cách làm hoà với những tổn thương trong quá khứ

Khi bắt đầu hành trình chữa lành, ông nhận ra rằng mình cần phải đối mặt với lời nhắc nhở trực quan đó thay vì đảo mắt đi, điều này đã giúp ông gợi nhớ về khoảnh khắc đặc biệt và bổ sung nó vào ký ức tổng thể của sự kiện ấy.

Suy cho cùng, những câu chuyện tổn thương đã qua có thể trông không đẹp đẽ gì, nhưng nó vẫn từng là một phần của chúng ta. Cảm xúc và mối bận tâm không còn bị ký ức tổn thương giam cầm nữa, mà là một phần xây dựng nên con người từng trải như hiện tại.

Nếu bạn đang vật lộn với quá trình phục hồi sau chấn thương tâm lý, hãy cân nhắc việc tìm đến và trò chuyện với chuyên gia để được giúp đỡ.

Nắng (Tổng hợp/ Theo Psychologytoday)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Tập luyện là một phần của cuộc sống!