Dễ bị tổn thương hóa ra là một tính cách vô cùng cần thiết để một mối quan hệ trở nên bền chặt hơn
Tin liên quan
Bất kể chúng ta đang nói đến loại mối quan hệ nào, tình bạn, gia đình hay tình yêu - sự dễ bị tổn thương là chìa khóa để thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn, sâu sắc hơn và chân thực hơn với người khác . Nó giúp chúng ta thành thật với nhau và với chính mình, phá bỏ những bức tường, loại bỏ khả năng xảy ra hiểu lầm, đồng thời cho phép chúng ta hoàn toàn là chính mình.
Tìm hiểu lý do tại sao tính dễ bị tổn thương lại giúp thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh, chân thực, cách bạn có thể học cách trở nên dễ bị tổn thương hơn và bạn sẽ gặp rủi ro gì khi không cởi mở với những người thân thiết nhất với mình.
Tính dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ là gì?
Shari Foos - nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, đồng thời là người sáng lập The Narrative Method, cho biết: “Dễ bị tổn thương là khi một người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để bộc lộ cảm xúc và điểm yếu của mình. Sự cởi mở về mặt cảm xúc này là điều cần thiết trong tất cả các mối quan hệ lành mạnh, vì nó mở đường cho sự hiểu biết sâu sắc hơn và gợi lên sự đồng cảm cần thiết cho các mối quan hệ lành mạnh lâu dài.”
Cô ấy nói thêm rằng, với sự giao tiếp cởi mở, những người khác có thể liên hệ với bạn tốt hơn và hình dung được sắc thái cảm xúc của bạn.
Tại sao tính dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ lại quan trọng
Việc muốn bảo vệ bản thân và cảm xúc của mình là điều hoàn toàn tự nhiên. Trên thực tế, việc giữ những suy nghĩ và cảm xúc trong lòng và tránh xa người khác là một hình thức bảo vệ, đôi khi khiến bạn khó bị tổn thương trong một mối quan hệ.
Tuy nhiên, việc quá khép kín với người khác - đặc biệt là trong các mối quan hệ thân thiết, có thể gây phản tác dụng. Bản thân mối liên kết ít được thỏa mãn hơn và mối quan hệ của bạn thậm chí có thể dễ bị tan vỡ hơn.
Foos lưu ý: “Nếu bạn không cho phép mình dễ bị tổn thương, đối tác của bạn sẽ không thể hiểu được bạn cần và muốn gì ở họ”. Cô nói thêm: “Chắc chắn họ sẽ phản ứng theo những cách không thỏa đáng. Vì không cảm thấy được hỗ trợ, bạn có thể bực bội và đổ lỗi cho họ hơn là làm chủ cảm xúc của mình. Và sau đó, trước khi bạn bắt đầu trở nên dễ bị tổn thương, bạn phải có một nút thắt cần tháo gỡ.”
Mọi mối quan hệ đều có nguy cơ rạn nứt; hãy coi tính dễ bị tổn thương như một lớp vữa giúp lấp đầy những vết nứt.
4 cách giúp bạn có thể là chính mình trong các mối quan hệ
Giống như nhiều điều trong cuộc sống, việc dễ bị tổn thương không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên. Hãy lưu ý rằng ta đang nói đến sự dễ tổn thương giúp bản thân mở lòng chứ không phải là sự nhạy cảm, đa nghi và tiêu cực. Trên thực tế, có thể rất khó để thể hiện bản thân một cách trung thực với người khác vì sợ bị từ chối hoặc phán xét.
Trong một số trường hợp, thật khó để cởi mở vì chúng ta không hoàn toàn dễ mở lòng ngay cả với chính mình; chạm vào cốt lõi bên trong của chúng ta thường có nghĩa là phải đối mặt với những cảm xúc khó chịu hoặc khó hiểu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cởi mở hoặc muốn tìm những cách mới để đối mặt với mặt cảm xúc thực trong các mối quan hệ, hãy cân nhắc thực hiện các bước được liệt kê dưới đây.
Cùng nhau thảo luận về việc mở lòng
Foos khuyên: “Hãy tham gia ngay bằng cách chia sẻ cảm nhận của bạn khi thảo luận về cảm giác thiếu an toàn của mình”. Bạn có thể kể rằng bạn cảm thấy dễ bị tổn thương như thế nào trong quá khứ. Nó có giúp bạn kết nối sâu sắc hay cuối cùng bạn hoàn toàn gục ngã?
Chỉ cần hiểu rõ hơn lý do tại sao bạn gặp khó khăn với việc kết nối sâu với tâm hồn mình, bạn có thể cùng đối tác của mình tháo gỡ nút thắt trong lòng. Đây cũng là bước đầu tiên để chấp nhận sự dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ thay vì trốn tránh nó.
Đặt tên cho nỗi sợ hãi
Foos khuyên: “Bất kỳ chủ đề nào gợi lên những cảm xúc khó khăn cho bạn đều là chủ đề mà bạn nên tìm cách vượt qua. Đôi khi, chỉ cần gọi tên nỗi sợ hãi sẽ khiến nó có vẻ nhỏ bé hơn và giảm bớt phần nào sự nhức nhối của nó.”
Tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ hãi. Cho dù đó là vấn đề tình cảm, tiền bạc hay những thử thách trong gia đình, bạn có thể cảm giác được đồng cảm từ việc nói về cảm xúc của mình với một người sẽ lắng nghe kỹ lưỡng mà không phán xét.
Thảo luận về một trải nghiệm gần đây
Một cách để mở ra các kênh giao tiếp và mở rộng lòng là thảo luận về những điều đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Có thể bạn gặp phải một người lạ khiến bạn bối rối, hoặc có thể bạn đang phải đối mặt với điều gì đó mới mẻ ở nơi làm việc. Đơn giản chỉ cần bắt đầu với sự thật, sau đó chia sẻ trải nghiệm này đã tác động đến bạn như thế nào. Trải nghiệm không nhất thiết phải tiêu cực. Có lẽ đó là điều gì đó khiến bạn cảm giác hứng thú.
Chia sẻ mục tiêu
Có mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn nào bạn đang hướng tới không? Chia sẻ mục tiêu đó là gì và tại sao nó quan trọng với bạn là một cách dễ dàng để kết nối với người khác. Thậm chí tốt hơn nữa, bạn chắc chắn sẽ có được một người cổ vũ luôn hào hứng theo dõi (và thậm chí có thể giúp đỡ) bạn thành công.
Khi quyền riêng tư có thể tốt hơn sự dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ
Mặc dù tính dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ là rất quan trọng nhưng chắc chắn cần có sự cân bằng giữa việc dễ bị tổn thương và việc giữ một vài bí mật cho riêng mình.
Các chủ đề “ngoài giới hạn” khác có thể bao gồm lịch sử tình trường (đặc biệt nếu điều này có thể dẫn đến khả năng ghen tuông hoặc đau đớn với người yêu hiện tại), chủ đề về tài chính hoặc sức khỏe, nỗi sợ hãi hoặc suy nghĩ mà bạn chưa hoàn toàn tự mình giải quyết được, những điều này có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn hay những mối hận thù mà bạn vẫn chưa thể buông bỏ.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo VeryWellMind)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất