5 đặc điểm chung của người có năng lực làm việc tốt, điều thứ 3 có thể gọi là chìa khóa thành công!

2022-06-09 13:00
- Người sếp nào cũng mong muốn cấp dưới của mình có năng lực làm việc, và hầu hết mọi người đều muốn làm việc chăm chỉ để trở thành người có năng lực. Nhưng năng lực làm việc rốt cuộc là gì?

Trần Bách đã làm việc chăm chỉ sáu bảy năm, nhưng chưa bao giờ được thăng chức. Dù có được tăng lương thì cũng là do được thơm lây từ sự phát triển của công ty, chứ không phải do năng lực bản thân. 

Tình cờ trong một buổi họp lớp, Trần Bách có một vài người bạn, đều là những người thuộc top khá trong công ty, trong buổi hội ngộ, Trần Bách đã có một số trao đổi riêng với những người bạn cùng lớp này. 

Những người có năng lực làm việc thường có chung 5 đặc điểm, đặc điểm thứ ba có thể coi là chìa khóa mấu chốt đi đến thành công. 

Trần Bách cho rằng nên học hỏi từ những người đã thành công trước, vì vậy Trần Bách hỏi họ những thắc mắc chưa có lời giải đáp về vấn đề việc làm. Sau khi tổng kết kinh nghiệm của những sinh viên này, thấy được thành công của họ chủ yếu như sau: 

1. Phản hồi nhanh và biết cách sắp xếp công việc 

Điểm đầu tiên của Trần Bách đúc rút ra là người thành công phản hồi mọi việc rất nhanh và họ biết cách sắp xếp công việc. 

Trước đây khi nhận nhiệm vụ Trần Bách chỉ cắm đầu đi làm với mục đích hoàn thành nhiệm vụ được giao, ít khi báo cáo với lãnh đạo quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng ít khi hỏi ý kiến ​​của lãnh đạo. Trần Bách luôn nghĩ rằng mình có thể làm được những công việc này chỉ cần làm việc chăm chỉ là được. Như mọi người đã biết, các nhà quản lý cấp trung cần chú ý đến chi tiết nhiệm vụ, cái gọi là chi tiết nhiệm vụ thực chất là quy trình nhiệm vụ. 

Nếu bạn không báo cáo, lãnh đạo sẽ không nắm được tình hình , luôn lo lắng về việc liệu có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn hay không, có sai sót trong nhiệm vụ hay không và kết quả cuối cùng có đạt đúng mục tiêu hay không. Với những lo lắng này, lãnh sẽ có cái nhìn chưa thực sự tốt về bạn 

Vì vậy, khi nhận nhiệm vụ, bạn cần biết cách phản hồi với lãnh đạo và báo cáo với lãnh đạo để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng theo kết quả mà lãnh đạo yêu cầu. 

Một điểm nữa là dù bạn đang có bao nhiêu việc khác phải giải quyết, nhưng một khi lãnh đạo chỉ định giao nhiệm vụ cho mình , đừng lấy cớ là tôi có quá nhiều việc để từ chối, nếu có quá nhiều nhiệm vụ, bạn cần phải làm quản lý thời gian một cách hợp lý. Bất cứ khi nào lãnh đạo giao nhiệm vụ, bạn đều phải nhận lấy và hoàn thành công việc được giao đó. 

Những nhiệm vụ bạn được giao là thật hay giả, và nhiệm vụ nhiều là do số lượng hay do năng lực bạn chưa đủ nên cảm thấy nhiều? tất cả những điều này đều đáng được lưu tâm và xem xét. Nếu không phải do quá nhiều nhiệm vụ, bạn cần phải học hỏi lãnh đạo cách nâng cao hiệu quả công việc, lãnh đạo sẽ giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình và vui vẻ. 

2. Tư duy rộng mở, toàn diện 

Trần Bách tóm tắt lại điểm thứ hai, đó là ở nơi làm việc, bạn cần phải có khuôn mẫu. 

Cái gọi là khuôn mẫu thực sự là trái tim của bạn. Hình mẫu của một người lớn đến mức nào, thì sự nghiệp trong tương lai của anh ta có thể thăng hoa đến mức nào. Mọi người đều hiểu nguyên tắc này, nhưng nhiều người có thể không hiểu chìa khóa là gì. 

Tổng kết phần trao đổi của một số bạn trong lớp, Trần Bách làm quen lại với khuôn mẫu. 

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy mình gặp bất lợi, bạn có ác cảm với lãnh đạo, đồng nghiệp của mình không? Thi thoảng lỗ thật ra chẳng là gì, tất nhiên nếu bạn bị lỗ về mọi thứ thì lại là chuyện khác. 

Trong nhiều trường hợp, bạn có bị lỗ hay không, nhưng người lãnh đạo thực sự biết rằng nếu bạn vẫn có thể cố gắng hết sức để hoàn thành công việc với tiền đề chịu tổn thất một chút, người lãnh đạo sẽ tự nhiên nhìn thấy điều đó. 

Người lãnh đạo đôi khi cần cân bằng, cần xem xét thâm niên, cân nhắc mọi mặt, thỉnh thoảng hy sinh bạn là điều bình thường. Một người có khuôn mẫu sẽ không bao giờ quan tâm đến những khoản lãi và lỗ tạm thời như vậy. 

Ví dụ, bạn có sẵn sàng chia sẻ kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình với người khác không? Thực tế, việc chia sẻ kiến ​​thức cũng đang nhắc nhở bạn không ngừng hoàn thiện bản thân, tiếp tục học hỏi và luôn dẫn đầu. 

Việc ghim hy vọng vào các cá nhân thành thạo các kỹ năng đặc biệt thực ra không phải là một khuôn mẫu. 

3. Tự kiểm điểm tốt, có nhận thức rõ ràng về bản thân 

Trần Bách rất đồng ý với ý kiến tự kiểm điểm của một số người bạn, vì bản thân Trần Bách cũng đang làm như vậy, nhưng anh vẫn cảm thấy chưa đạt như những gì mình mong muốn. 

Trong một bài đánh giá thực tế, có 2 điểm chính mà Trần Bách lưu ý, một là tổng kết công việc trong ngày hàng ngày, đồng thời tìm ra điểm giá trị của bản thân ngày hôm đó. Nếu không tổng kết được điểm giá trị trong ngày thì bạn cần suy xét làm thế nào để tạo ra các điểm giá trị. Điều thứ 2, trong lúc tự đánh giá cũng yêu cầu trong tương lai bạn phải liên tục xem lại bản đánh giá của chính mình, tránh tình trạng sau một thời gian xem xét lại xảy ra vấn đề tương tự. 

Kiểm điểm là để hoàn thiện bản thân chứ không chỉ là nhiệm vụ. Kiểm điểm là để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Nếu sai lầm ấy cứ lặp đi lặp lại thì có nghĩa cái gọi là kiểm điểm của bạn suy cho cùng cũng chỉ là hình thức. 

4. Khi gặp những tình huống phức tạp cần bình tĩnh phân tích để nhanh chóng giải quyết 

Những người bạn này của Trần Bách cho rằng tình huống xảy ra bất ngờ là thời điểm để kiểm tra một người, thông qua đó phản ánh giá trị của họ. Vì vậy, khi xảy ra đột ngột bất kì một tình huống, hoang mang không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Lúc này, bạn càng cần phải bình tĩnh, giữ cho mình một “cái đầu lạnh” mới có thể dễ dàng phân tích, xử lý được. 

Hơn nữa chúng ta cũng cần phải sắp xếp logic sự việc để tìm nguyên nhân gốc rễ. Khi tìm ra được nguyên nhân thì vấn đề mới thực sự được giải quyết. 

Tất nhiên, trong công việc, bạn cần phải chuẩn bị nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như đặc điểm của đồng nghiệp, đặc điểm của lãnh đạo, nguồn lực tốt mà công ty bạn có,... Tất cả đều sẽ giúp ích cho bạn tìm ra giải pháp trong những trường hợp khẩn cấp. 

5. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu ấy 

Điểm cuối cùng trong kết luận của Trần Bách là mọi người cần có mục tiêu làm việc rõ ràng. 

Mục tiêu là sự khởi đầu của việc thực hiện. Khi đã có mục tiêu, bạn cần dựa vào nó tạo lập nên một kế hoạch hành động để có thể chạm tới mục tiêu một cách nhanh nhất. 

Trần Bách tự tổng kết rằng, anh ấy đã đi theo đám đông, chờ đợi các nhà lãnh đạo, dựa vào công ty, cần các nguồn lực. Nhưng các công ty sử dụng bạn, mục đích chính là để bạn tự cố gắng, nỗ lực. 

Hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ lãnh đạo, không ngừng trau dồi kiến thức, sự hiểu biết, nâng cao hiệu quả công việc. Nếu các nguyên tắc cơ bản hiện tại của công ty có thể không thay đổi, thì bạn cần phải thay đổi chính mình. 

Khi bản thân bạn có mục tiêu rõ ràng, động lực của bạn sẽ thực sự trở nên mạnh mẽ. Cấp dưới có khả năng thích ứng tốt sẽ được các nhà lãnh đạo trọng dụng, đây cũng là chìa khóa giúp bạn “đứng vững” nơi chốn công sở đầy sự cạnh tranh khắc nghiệt. 

 

Theo Trí thức trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập giảm đau mỏi vai gáy ngay trên ghế làm việc