3 bước thoát khỏi cảm giác sợ hãi khi đưa ra quyết định quan trọng
Tin liên quan
Trong cuộc sống, hầu như không ai tránh khỏi có những lúc sẽ phải đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó. Nếu lúc này phải lựa chọn nhiều phương án khác nhau, bạn sẽ rơi vào trạng thái do dự, căng thẳng và khó xử.
Đưa ra quyết định thường khó khăn do bạn lo sợ kết quả không như mong đợi. Thậm chí có người còn tự dậm chân tại chỗ một thời gian rất lâu vì cảm giác sợ hãi này.
Làm thế nào để đưa ra quyết định sáng suốt? Emdep bật mí cho bạn 3 bước sau đây như một cách hiểu thêm chính mình và có lựa chọn phù hợp nhất.
Đối mặt với nỗi sợ của bạn
Mỗi người có những nỗi sợ khác nhau. Bạn sợ điều gì? Câu trả lời là yếu tố góp phần giúp bạn biết bản thân cần làm gì, khi đứng trước vấn đề phải đưa ra quyết định. Như vậy, bạn cũng sẽ dễ dàng biết làm sao để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng thà thách thức chống lại còn hơn là sống chung với nó. Sống trong sợ hãi sẽ khiến bạn thường xuyên suy nhược và tê liệt, luôn gây cho bạn cảm giác đau đớn bất thường. "Hãy bỏ qua nỗi sợ hãi. Hãy biết rằng không có quyết định “đúng” hay “sai”. Bất kỳ quyết định nào cũng tốt hơn là do dự". ~ Deidre Americo
Tìm cách đưa ra nhiều lựa chọn thay thế
Đây là bước quan trọng trong quá trình phán đoán và đưa ra quyết định. Nó bao gồm việc kiểm tra chặt chẽ sự tự nhận thức về hành vi của bạn, xác định và định hình quyết định cũng như kết quả xảy ra. Một cách thực hành hữu ích có thể hỗ trợ cho bước này là viết lại những quyết định bạn đưa ra hàng ngày, suy ngẫm những gì bạn đã học được. Việc làm này giúp bạn có thêm thông tin, có thêm các lựa chọn thay thế đảm bảo chất lượng của các quyết định. Thay vì, chúng ta cứ mãi dành thời gian để hỏi ý kiến người khác, tìm kiếm giải pháp hoặc tính toán, chỉ khiến ta bị lu mờ phán đoán và làm suy giảm chất lượng của các lựa chọn mà thôi.
Can đảm đối mặt với kết quả khi đưa ra quyết định
Bất kể điều gì xảy ra với bạn sau một lựa chọn, hãy sẵn sàng chấp nhận nó. Điều này có nghĩa là toàn tâm toàn ý tập trung vào thời điểm hiện tại, chịu trách nhiệm cho những lựa chọn đó, và tìm ra một con đường mới phía trước. Sự tổn thương bao gồm sự không chắc chắn, rủi ro mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là khi chọn con đường này thay vì con đường khác. Nếu chọn đúng thì sẽ thật tuyệt vời, nhưng chọn sai vẫn có thứ tuyệt vời mang tên “sai thì làm lại”. Như tiểu thuyết gia Ray Bradbury đã từng nói: “Hãy nhảy đi, và rồi bạn sẽ tìm ra cách giang rộng đôi cánh của mình khi bạn ngã xuống.”
Việc đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến: chấp nhận rủi ro, chấp nhận hậu quả, thích nghi với những thay đổi và lựa chọn hành động. Điều chỉnh và sửa chữa những sai lầm của chúng ta là những yếu tố then chốt. Thay vì gặm nhấm cảm giác nuối tiếc, hãy chấp nhận bản thân. Tha thứ cho lỗi lầm của mình và tập trung vào những bài học mà bạn có được từ sai lầm. Việc rút kinh nghiệm từ chúng sẽ giúp bạn vơi đi phần nào sự nuối tiếc của mình. Lúc đấy, bạn sẽ cảm thấy biết ơn và trân trọng những bài học bạn đã có được.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác sợ hãi khi đứng trước việc đưa ra quyết định, đem lại lựa chọn hợp lý và có một kết quả tích cực.
Đông Miên (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất