Gạo lật nảy mầm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hà miu 2014-08-18 13:02
- (Em đẹp) - Gạo lật nảy mầm được xem là phương án giúp giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và là món ăn có thể thay thế được gạo trắng.
Ngày 15/8, trong một cuộc hội thảo được tổ chức với sự kết hợp của Viện nghiên cứu Fancl và Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về mức độ gia tăng bệnh tiểu đường ở châu Á và đưa ra giải pháp cho những người tiền tiểu đường nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trong cuộc hội thảo, thạc sĩ Phan Hướng Dương - PGĐ Bệnh viện Nội tiết TW cho biết, sau 10 năm (từ năm 2002 - 2012) tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam tăng đến 200% và chủ yếu là ở khu vực thành thị.

Nguyên nhân của sự gia tăng này được giáo sư Shigeru Yamamoto - trường Đại học Jumonji tiết lộ là do chế độ ăn nhiều đường bột (chủ yếu là gạo trắng) của người Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân khó tránh khỏi bởi khẩu phần ăn chủ yếu của người Việt nói riêng và ở các quốc gia châu Á nói chung là cơm gạo trắng.

Để khắc phục thói quen đó, giáo sư Shigeru Yamamoto đã đưa ra phương án đưa gạo lật nảy mẩm vào khẩu phần ăn của mỗi người dân. Đây là loại gạo được ủ ngâm từ gạo lức (loại gạo xay xát nhưng chưa hết vỏ trấu), cho nảy mầm. Công nghệ chủ yếu sản xuất gạo lật nảy mầm là điều chỉnh quá trình nảy mầm để kích hoạt enzim hữu ích trong gạo lật, chính vì thế, loại gạo này có rất nhiều chất chống ô-xy hóa và chất xơ, giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Gạo lật nảy mầm là phương án giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tại các quốc gia châu Á. (Ảnh: yenminh-medical)

Tiến sĩ Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề - Viện Dinh Dưỡng cho biết, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn sử dụng gạo lức hoặc lật nảy mầm làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Chị cũng đưa ra giải pháp phòng chống đái tháo đường cho người châu Á là giảm lượng gạo trắng và thay thế bằng gạo lức hoặc gạo lật.

Tuy nhiên, T.S Nhung cũng cho biết, gạo lức hoặc gạo lật nảy mần sẽ rất khó ăn, có thể cứng hơn so với cơm gạo trắng thông thường. Vì thế, có thể thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Có nghĩa là có thể trộn 30% hoặc 50% gạo lật nảy mầm với gạo trắng khi nấu ăn, điều này cũng giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thời kỳ tiền đái tháo đường.

Ngoài ra, gạo lật nảy mầm còn có tác dụng giảm suy giảm trí nhớ, giảm mỡ máu, huyết áp, giảm viêm da dị ứng và hỗ trợ điều trị béo phì.



Tại Việt Nam, gạo lật nảy mầm đã được nghiên cứu và sản xuất từ loại Tám thơm đặc biệt, được lựa chọn từ hơn 20 vùng cấy trồng loại gạo Tám của Việt Nam.

Bạn có thể tham khảo tại trang web: Yenminh-medical.vn
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Yên Minh; Địa chỉ: 114 Thái Thịnh 2 - Đống Đa - Hà Nội.


Hà miu
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mỗi ngày dành 15 phút thực hiện 4 động tác, bụng dưới hay đùi đầy mỡ sẽ thon gọn ngay