Bé bị rắn lục cắn rối loạn đông máu được cứu sống

2015-07-25 14:02
- Tuần qua, khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 1 trường hợp trẻ Ng. T. V. 9 tuổi, nam, ngụ ở Tiền Giang, bị rắn cắn.
Khai thác bệnh sử ghi nhận mùa hè em đi chơi trèo cây hái quả bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn bàn chân phải. Người nhà đưa đi thầy lang đắp thuốc, vết thương sưng to, chảy máu tại chỗ và biểu hiện xuất huyết da từng mảng toàn thân, trẻ than mệt xanh xao nên được người nhà đưa thẳng đến bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại đây, các bác sĩ trực xác nhận con rắn mang theo là rắn lục xanh đuôi đỏ. Trẻ có biểu hiện rối loạn đông máu nặng, sưng bầm chảy máu vết thương rắn cắn, lan rộng xung quanh lên trên cẳng chân nên được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu. Tình trạng trẻ vẫn không cải thiện sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, vết thương sưng bầm tiếp tục lan lên đùi phải, xét nghiệm máu trẻ bị rối loạn đông máu nặng nên được truyền tiếp liều thứ 2 huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đặc hiệu. Kết quả sau 1 tuần điều trị tình trạng trẻ đã ổn định, bớt sưng, đau, hết chảy máu.

 

Qua trường hợp này chúng tôi lưu ý đến các phụ huynh sống ở vùng quê, cần phát hoang xung quanh nhà, tránh để rắn chạy vào nhà trú ẩn, tránh mưa cắn người. Giáo dục trẻ không trèo cây gây té ngả hoặc bị rắn cắn. Tối ngủ giăng màn kín vừa tránh muỗi đốt vừa tránh rắn cắn, lại tránh côn trùng khác tấn công trẻ.
  Khi bị rắn cắn:
- Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.
- Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước hoặc dung dịch thuốc sát khuẩn da.
- Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
  Những việc nên tránh:
- Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi.
- Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do cách này không mấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
- Không đắp thuốc lá cây vì có thể gây nhiễm trùng vết thương.
- Không được vì một lý do gì đó mà chậm trễ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
  Hiện nay khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 được trang bị các huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đối với rắn hỗ đất, rắn lục, rắn chàm quạp, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân bị rắn cắn biến chứng nặng.
PV
(theo cong luan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sữa rửa mặt SVR màu xanh lá "chân ái" cho da dầu và mụn, đừng bỏ qua khi bạn đang cần