Thương tâm ngộ độc nấm: Cách phân biệt nấm độc và nấm lành

2015-07-08 19:21
- Hàng năm vẫn có những trường hợp xảy ra ngộ độc nấm. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý cách phân biệt nấm độc với nấm thường.
Hồi tháng 3/2015, anh Hà Văn Khiên (Mai Châu, Hòa Bình) hái nấm trong rừng về cho cả nhà ăn. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, cả 5 người có triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên, các nạn nhân được đưa tới Trung tâm Y tế Mai Châu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Trong số 5 người phải nhâp viện có 2 người tử vong do ăn nấm tán trắng.
Hồi tháng 5/2015, gia đình bà Y Kin ở Kon Tum đã phải nhập viện sau khi ăn nấm độc. Theo đó, bà Y Kin (50 tuổi) Y Xuân Mai (10 tuổi, cháu ngoại bà Y Kin), A Mơk (19 tuổi, con bà Y Kin), Y Keoh (38 tuổi) và A Quyết (12 tuổi, con Y Keoh) bị ngộ độc nặng do nấm độc.

 

Hôm 30/6, gia đình anh Hồ Văn Xây (Xã Thuận, Hướng Hóa, Quảng Trị) đã phải nhập viện do ngộ độc nấm. Trước đó 2 ngày, anh Xây hái nấm ở sông Sê Pôn đưa về ăn. Số lượng nấm cả nhà ăn lên đến nửa kg. Loại nấm đã ăn có tai màu đỏ, thân trắng. Vợ anh là chị Hồ Thị Yên và 4 người con đều có triệu chứng nôn, chóng mặt, đau bụng, ngứa cổ. Khi xuất hiện những triệu chứng nói trên, gia đình anh Xây được đi cấp cứu và đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm nhờ sự cứu chữa kịp thời.
Hồi tháng 5/2014, gia đình ôn Vừ Bá Kỷ đi rừng hái nấm về ăn. Đến tối cùng ngày, sau khi ăn, xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Khi xuất hiện triệu chứng, các nạn nhân được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Sau quá trình điều trị tích cực, anh Vừ Bá Trung, Vừ Bá Sử, Vừ Tống Bì cùng ở xã Tây Sơn, Tân Kỳ bị tử vong khi chuyển về gia đình. Ông Vừ Bá Kỷ cũng được chuyển về gia đình do nguy kịch.
Hồi năm 2009, 2 em Lương Thị Hợi, Lữ Thị Om (Học sinh lớp 5, Tiểu học Bắc Lý 2, Kỳ Sơn) tử vong do ăn nấm độc. Trước đó, các em cùng Lương Văn Bàn đến 1 gia đình ở bản Buộc (Bắc Lý, Kỳ Sơn) ăn cơm với nấm hái từ rừng. Sau khi ăn, cơ thể xuất hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, co giật. Tuy nhiên, do quá nặng, dù được cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi. 
Nhận diện nấm độc

Những câu chuyện thương tâm về ăn nấm bị ngộ độc không phải là hiếm, thậm chí năm nào cũng có xảy ra. Tuy nhiên, nhiều người vẫn coi thường mạng sống, bất chấp an toàn để ăn nấm mọc bên đường, nấm dại mọc trong rừng hay trên các thân cây.

Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn nấm thông thường. Nấm độc thường có rãnh ở trên mũ nấm, còn nấm ăn được thì có mũ trơn tru. Với nấm độc, khi hái sẽ có nhựa hoặc chất dịch chảy ra. Khi đưa nấm độc lên mũi ngửi sẽ có mùi lạ, mùi hắc, hoặc mùi bất thường.

Nếu dùng phấn trắng của hành lá xát lên mũ nấm, nếu nấm có độc sẽ làm thân hành chuyển sang màu đen hoặc xanh nâu. Còn nếu nấm không có độc thì không có sự biến màu này, Hoặc kiểm tra bằng cách cho sữa bò tươi lên mũ nấm nếu có hiện tượng vón cục thì đó là nấm có thể chứa độc.

Tuyệt đối không ăn nấm dại, nấm không rõ nguồn gốc hoặc nấm mọc trong rừng, nấm mọc trên các tấm gỗ. Không ăn những loại nấm lạ, hoặc chưa rõ về công dụng. 

 

 

Triệu chứng ngộ độc cấp
Xuất hiện muộn 6 - 40 giờ sau khi ăn (trung bình 12 giờ)
Nôn mửa, ỉa chảy giống tả, kéo dài 2 - 3 ngày gây mất nước, mất muôi, truy mạch.
Suy thận cấp (chức năng hoặc thực tổn)
Viêm gan  nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Phức hợp prothrombin giảm biểu hiện mức độ của viêm gan.
Viêm gan nặng dẫn tới hôn mê gan.
Có thể thấy đông máu rải rác trong lòng mạch gây xuất huyết và sốc.

 

Linh Anh 
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 người đẹp lão hoá ngược - Toàn U40 mà trẻ đẹp như thiếu nữ!