Không chỉ người tiểu đường, bị các bệnh sau cũng nên tránh ăn mứt Tết

2017-01-30 06:30
- Quá trình chế biến các loại rau, củ, quả thành mứt khiến cho thành phần dinh dưỡng trong rau, quả không còn. Sau khi, chế biến xong rau, quả ở mứt chỉ còn vị (chua, cay, ngọt, mặn, chát…).

Mắc các bệnh lý này cần phải tránh xa mứt Tết

Mứt Tết là món ăn truyền thống và không thể thiếu được khi Tết đến xuân về. Mứt được sử dụng là món ăn tiếp khách lịch sự và ấm cúng trong những ngày xuân. 

Tuy nhiên, xét ở góc độ dinh dưỡng và sức khỏe của con người, mứt Tết không được đánh giá cao và khuyên ăn quá nhiều.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mứt là món ăn truyền thống của dân tộc được chế biến từ các nguyên liệu tươi như loại rau, của, quả. Để bảo quản được mứt lâu hơn, người chế biến phải dùng tới đường nhiều để chống nấm, mốc.

“Mứt Tết được xếp vào nhóm thực phẩm giàu đường và nhiều năng lượng. Vì vậy chỉ nên ăn với lượng nhỏ”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.

Tết này ăn nhiều mứt lợi hại cho sức khỏe ra sao

Trẻ con, người già, phụ nữ có thai được khuyến cáo không nên ăn nhiều mứt Tết. Thay vì ăn mứt nên ăn nhiều hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng, dễ tiêu hóa (Ảnh minh họa).

Do mứt Tết là thực phẩm giàu đường cho nên khi mắc các bệnh như: tiểu đường, mỡ máu cao, cho huyết áp nên hạn chế ăn mứt. Người bị tiểu đường cần phải kiêng tuyệt đối ăn mứt, nếu ăn có thể khiến cho đường huyết tăng  đột ngột gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nhóm người thừa cân béo phì cũng được khuyên không nên sử dụng sản phẩm mứt Tết thường xuyên. Tiêu thụ quá nhiều mứt khiến cho năng lượng dư thừa tích lũy và chuyển hóa thành mỡ. Điều này khiến cho người béo phì càng thêm thừa cân và dễ mắc một số bệnh lý liên quan tới chuyển hóa.

“Trên thị trường hiện nay, có sản xuất mứt cho người ăn kiêng. Vì vậy người muốn giảm cân, bệnh lý tim mạch, huyết áp… Nếu muốn ăn mứt Tết có thể tìm tới sản phẩm đó”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, mứt Tết là sản phẩm không có giá trị dinh dưỡng cao. Cho nên, cũng hạn chế cho trẻ nhỏ, bà bầu ăn. Đối với trẻ con, không nên cho trẻ ăn mứt gần bữa ăn vì đường dễ gây ra cảm giác no khiến trẻ lười ăn hay bỏ bữa.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, thay vì ăn mứt nên ăn nhiều hoa quả tươi. Bởi hoa quả tươi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Ngày Tết thường ăn nhiều đồ chiên, rán, nhiều chất đạm, chất béo… đều là thực phẩm khó tiêu. Cho nên, ăn bổ sung thêm hoa quả tươi sẽ hỗ trợ cho tiêu hóa tốt hơn.

Mứt Tết sản phẩm không có giá trị dinh dưỡng

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay: “Quá trình chế biến các loại rau, củ, quả thành mứt khiến cho thành phần dinh dưỡng trong rau, quả không còn. Sau khi chế biến xong rau, quả chỉ còn vị (chua, cay, ngọt, mặn, chát…). Vì vậy khi ăn mứt chỉ mang tính chất ăn cho vui, còn giá trị dinh dưỡng hầu như không có”.

Chuyên gia này khuyến cáo không nên ăn nhiều mứt Tết, đặc biệt là nhóm có bệnh lý (tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, thừa cân…).

Theo khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, việc sản xuất mứt hiện nay ở Việt Nam vẫn còn những cơ sở ở quy mô gia đình nên chưa có sự kiểm định chất lượng chặt chẽ. Do đó, có thể không tránh khỏi tình trạng mứt kém chất lượng lưu hành trên thị trường. Để đảm bảo sức khỏe và an toàn thực phẩm khi mua mứt Tết cần mua ở các cơ sở sản xuất uy tín, mứt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không mua các loại mứt có màu sắc sặc sỡ hoặc quá hạn sử dụng.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất