Trẻ bị táo bón có thể dẫn đến ung thư như lời đồn đại đang lan truyền trên mạng xã hội?

2017-11-25 06:45
- Thông tin táo bón gây ra ung thư và nhiễm khuẩn được chia sẻ trên mạng xã hội khiến cho không ít bậc phụ huynh hết sức lo lắng.

Táo bón ở trẻ nhỏ có nguy hiểm?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền thông tin trẻ con bị táo bón kéo dài không điều trị có thể dẫn tới ung thư.

Một Facebooker chia sẻ: “Táo bón dài ngày không chỉ là nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng, trực tràng mà còn gây hỏng hệ tiêu hóa. Đây là nguyên nhân dẫn tới trẻ ăn kém, không hấp thu, không tăng cân. Táo bón còn là nguyên nhân gây nhiễm độc hệ thần kinh khi phân bị ứ đọng dài ngày trong ruột già dẫn đến việc trẻ hay bực bội…”.

Trẻ bị táo bón có thể dẫn đến ung thư như lời đồn đại đang lan truyền trên mạng xã hội?

Con thường xuyên bị táo bón chị Nguyễn Thị Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) mỗi lần cho con đi đại tiện con phải lên gân lên cốt. Chị Thu đã dùng đủ mọi cách cho con uống men tiêu hóa, bắt con ăn rau xanh như không cải thiện được nhiều. Gần đây trong một lần lướt facebook chị Thu đọc được thông tin trên trang page PBK  táo bón kéo dài là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư khiến chị Thu rất lo lắng.

Cùng chung tâm trạng với chị Thu, chị Kiều Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) lo sợ việc con táo bón kéo dài sẽ thành bệnh lý.

Trao đổi với PV Emđẹp, GS.TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam khẳng định táo bón trẻ nhỏ không phải là nguyên nhân ung thư nhưng có thể có thể căn nguyên dẫn đến u lành. Nếu trẻ táo bón do u lành cần phải được kiểm tra ở những cơ sở chuyên khoa.

“Trẻ nhỏ bị táo bón là rất bình thường. Táo bón ở trẻ nhỏ do sinh lý, khi trẻ lớn sẽ hết triệu chứng này”, GS Nguyễn Mạnh Nhâm cho hay.

Do cấu tạo của cơ tròn và ruột của trẻ chưa được hoàn thiện cùng với đó là sức ép đại tràng yếu khiến cho trẻ không thể đẩy được phân ra ngoài. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít chất xơ khiến cho trẻ tăng nguy cơ táo bón.

“Táo bón ở trẻ nhỏ nếu biết điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ gìn cho trẻ thì khi trẻ lớn lên sẽ tự khỏi. Nếu ở trường mà trẻ không ăn được rau, củ, quả thì phải nghiền thức ăn cho trẻ. Nếu trẻ bị táo bón mà không biết giữ gìn có thể khiến cho trực tràng to và giãn do phân đọng lại không được tiêu đi. Trẻ có nguy cơ bị sa trực tràng khi còn quá nhỏ”, GS. Nhâm nói.

Trẻ bị táo bón kinh niên

GS. Nhâm cho hay có trường trường hợp trẻ bị táo bón kinh niên dù đã thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ. Có thể nghĩ tới trẻ bị bệnh to trực tràng bẩm sinh (Hirschsprung), nguyên nhân của bệnh tới nay vẫn chưa được xác định.

“To trực tràng bẩm sinh là trực tràng giãn to khiến cho trẻ khó đi đại tiện, mỗi lần đi đại tiện phải bơm thụt. To trực tràng bẩm sinh điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Đối với các trường hợp này sẽ đợi trẻ lớn lên phải cắt đi đoạn đại tràng không có hạch thần kinh, co bóp kém khiến cho phân không ra được bên ngoài”, GS Nhâm nói.

Nếu trẻ bị táo bón bệnh lý cần phải được khám kỹ xem có tổn thương, lồng ruột, xoắn ruột hay không. GS. Nhâm khuyến cáo để phòng táo bón cho trẻ, khi mẹ cho con bú thì mẹ phải ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn đủ các nhóm dưỡng chất đạm, bột đường, mỡ, vitamin và khoáng chất. Đối với trẻ nhỏ cần phải tập thói quen ăn rau xanh (xay, nghiền, băm nhỏ).

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Con gái thời nay: Ngoài miệng thì than ế nhưng trong lòng thì ngại yêu