Đổ mồ hôi nhiều vào mùa đông: Coi chừng bệnh nguy hiểm

2016-02-14 08:00
- Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của mình thì nên đi khám sớm để được điều trị dứt điểm.
Đổ mồ hôi hiện tượng thường thấy ở mỗi người nhưng nếu cơ thể bạn liên tục vã mồ hôi một cách mất kiểm soát thì có thể bạn đã mắc bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Trong một số trường hợp khác, tình trạng đổ mồ hôi nhiều bất thường có thể là dấu hiệu bệnh tim, tuyến giáp hoặc tiểu đường. Cách xử lý tốt nhất là đi khám và áp dụng các phương pháp điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ. Vậy thì khi nào ta nên đi khám, nên đưa ra thông tin gì và có thể áp dụng các phương pháp nào? Sau đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn.
Khi nào thì nên đi khám?
Nếu gặp phải những triệu chứng sau thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay khi có thể:
- Cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi, thấm ướt cả qua áo quần hay tất chân.
- Ra nhiều mồ hôi ngay cả vào ngày mùa đông mặc dù không vận động nhiều
- Đổ mồ hôi vào ban đêm, thậm chí còn thấm ướt cả chăn nệm bên dưới
- Có một số triệu chứng khác đi kèm như đau ngực, tim đập nhanh, hụt hơi, sốt hay sút cân.
Đổ mồ hôi nhiều vào mùa đông: Coi chừng bệnh nguy hiểm
Nên đưa ra những thông tin gì khi đi khám?
Trước khi đi khám, bạn nên chú ý ghi nhớ lại một số thông tin về các triệu chứng mình gặp phải để giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhất về căn bệnh. Các thông tin hữu ích bao gồm: 
- Bạn phải thay quần áo bao nhiêu lần một ngày vì tiết mồ hôi?
- Bạn thường tắm bao nhiêu lần/ngày và đang sử dụng loại xà phòng nào?
- Bạn đã thử biện pháp nào để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi nhiều?
- Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn? 
- Bạn có bị kích ứng da tại các vị trí tăng tiết mồ hôi?
- Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc của bạn? Bạn có thấy buồn hay tức giận về điều này?
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán gì?
Khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể sẽ được tiến hành thêm một số bài kiểm tra bao gồm:
- Xét nghiệm chẩn đoán một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi như bệnh về tim, bệnh về tuyến giáp hay bệnh đái đường.
- Kiểm tra phản ứng iốt tinh bột tại vùng da đổ mồ hôi nhiều.
Dựa vào kết quả của các xét nghiệm và tiền sử bệnh lý của bạn, các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc thứ phát. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi nhiều không xuất phát từ một chứng bệnh khác hay là tác dụng phụ của thuốc. Tăng tiết mồ hôi thứ phát là dạng đổ mồ hôi nhiều do tác dụng phụ của thuốc hoặc là biểu hiện của một căn bệnh khác. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị cụ thể.
Trang Lưu
Nguồn: Webmd
(Theo Congluan)
Xem thêm video: Núi đôi và những bí mật hay ho bạn chưa biết?

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vì sao bạn phải đến Đài Loan một lần trong đời?