Cơn ác mộng nhiều năm của người phụ nữ phải đóng bỉm mỗi khi đến kỳ kinh

2018-01-16 11:36
- Sau 5 năm bị rong kinh người phụ nữ ngoài 30 tuổi đã bị suy tim độ 1.

Phải đóng bỉm tới ngày hành kinh

Mới đây, Ths.BS Đồng Thu Trang, Khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân rong kinh 5 năm dẫn tới biến chứng suy tim độ 1. Bệnh nhân rong kinh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

Bệnh nhân là chị Nguyễn Hải H. (35 tuổi). Sau khi sinh con thứ 2 được 9 tháng, chị bị rong kinh. Thời gian hành kinh của bệnh nhân kéo dài 15 ngày. Trong 5 ngày hành kinh đầu tiên, bệnh nhân bị ra máu rất nhiều phải đóng bỉm 24/24. Cũng trong thời gian này bệnh nhân mất máu nhiều nên rất mệt mỏi, chồng thường phải đưa đi làm và đón về. Sau 5 ngày đầu phải đóng bỉm, các ngày tiếp theo bệnh nhân đều phải dùng băng vệ sinh ban đêm vì lượng máu vẫn còn khá lớn.

“Ác mộng” tới kỳ kinh nguyệt người phụ nữ phải đóng bỉm, mệt mỏi triền miên

5 năm liên tục bị rong kinh chị H. đã gặp phải biến chứng suy tim độ 1.

Theo chị H., trước đây chu kỳ kinh nguyệt của chị rất đều (28 ngày một chu kỳ) và mỗi lần hành kinh chỉ kéo dài 5 ngày. Sau lần sinh thứ hai, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, chị H. bị rong kinh nên thường mệt mỏi triền miên. Mỗi tháng, khi tới kỳ kinh nguyệt, chị H. ví không khác gì “ác mộng” và mong nhanh chóng qua đi. Bản thân chị H. luôn cảm thấy mệt mỏi và bế tắc.

Chị H., đã đi khám ở nhiều nơi, uống thuốc Tây và Đông y, nhưng tất cả đều không có tác dụng. Suốt 5 năm trời, bệnh nhân phải sống khổ sở với việc rong kinh. Gần đây, trong một đợt khám sức khỏe chị H. được chẩn đoán bị suy tim giai đoạn I, nguyên nhân là do rong kinh mất máu nhiều dẫn tới thiếu máu.

Bác sĩ Trang chia sẻ, sau khi bệnh nhân được thăm khám dùng thuốc điều chỉnh nội tiết, kinh nguyệt đã ổn định trở lại, không còn rong kinh. Bệnh nhân đã quay được về nếp sống sinh hoạt như bình thường không còn tình trạng bị thiếu máu, mệt mỏi triền miên mỗi tháng hành kinh.

Cần phải đi khám sớm để tránh biến chứng

Rong kinh là thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất vượt qua 80ml/chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh có thể đến từ nguyên nhân cơ năng và do thực thể.

Rong kinh cơ năng thường gặp ở giai đoạn mới dậy thì vì không có phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể, không có hiện tượng bong nội mạc tử cung gây ra hiện huyết nhiều và kéo dài. Rong kinh cơ năng còn gặp ở tuổi tiền mãn kinh, kinh nguyệt thưa, ít huyết và kéo dài.

Nguyên nhân tăng cân thực thể là do tổn thương thực thể u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…  Ngoài ra việc sử dụng thuốc tránh thai có thể có tác dụng phụ gây rong kinh.

Bác sĩ Trang khuyến cáo độc giả Emđẹp, rong kinh kéo dẫn tới tình trạng thiếu máu gây ra mệt mỏi, khó thở. Rong kinh cũng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm phần phụ. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe rong kinh còn ảnh hưởng tới tâm lý mệt mỏi, sợ hãi khi tới kỳ kinh nguyệt. Rong kinh có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm vì vậy chị em phụ nữ khi rong kinh cần tới các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám và điều trị. Rong kinh nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Học nữ chính 'Hạ cánh nơi anh' loại bỏ vai u thịt bắp với 5 bài tập đơn giản