Rong kinh: Hết hồn kinh nguyệt kéo dài không dừng
2015-07-09 19:56
- Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài nhưng nhiều người không biết rằng bản thân mình đã bị bệnh rong kinh. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả.
Tin liên quan
Rong kinh là gì?
Rong kinh là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt nặng xảy ra ở tử cung của phụ nữ kéo dài trên 7 ngày và có lượng máu ra nhiều (thường là trên 80ml) và rong kinh có tính chu kỳ.
Còn nếu rong kinh kéo dài hơn nửa tháng thì được gọi là rong huyết. Rong huyết là hiện tượng chảy máu có thể nhiều, có thể ít và không trùng với chu kỳ kinh nguyệt.
Cả hai căn bệnh này nếu không được khám chữa thì sẽ dễ bị nhầm lẫn và gây ra hậu quả nặng nề. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh cần phải xác định nguyên nhân cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp.
Lo lắng vì rong kinh
Nhiều người không biết mình đang bị rong kinh mà tưởng rằng do mình hoạt động quá sức nên kinh nguyệt diễn ra dài hơn những lần trước. Do vậy, khi họ tìm đến bác sỹ thì bệnh đã có nhiều biểu hiện nặng. Trường hợp của chị N.T.Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) 28 tuổi là một ví dụ, chị Linh đã có 1 đứa con trai 3 tuổi. Chị Linh đã vội vàng đi gặp bác sỹ và được chẩn đoán chị bị bệnh rong kinh và có nguy cơ xảy ra rong huyết.
Chị Linh cho biết: “Thường thì kinh nguyệt của tôi chỉ diễn ra trong 5 ngày là hết. Nhưng không hiểu sao tháng trước tận hơn 10 ngày mà kinh nguyệt vẫn ra. Kèm theo đó là màu của kinh nguyệt sẫm đen. Lúc đầu tôi cứ nghĩ là do công việc mình nhiều nên kinh nguyệt nó ra lâu hơn. Nên tôi đã cố gắng nghỉ ngơi trong hai ngày nhưng vẫn không khỏi. Tôi lên mạng tìm hiểu và tá hỏa vì có thể tôi bị bệnh rong kinh. Tôi đã đi khám và biết rằng mình đã bị rong kinh”.
Lo lắng vì kinh nguyệt kéo dài (Ảnh minh họa).
Một trường hợp khác là của chị N.B.Thùy (Ba Đình – Hà Nội) 32 tuổi, chị Thùy phát hiện mình bị rong huyết vì bỗng dưng chưa đến “ngày” mà kinh nguyệt đã ra không đều. “Không hiểu sao mới chấm dứt kinh nguyệt 9 ngày thì bỗng dưng lại xuất hiện, tôi đã vô cùng lo lắng và đi khám thì bác sỹ chẩn đoán tôi bị rong huyết”.
Nguyên nhân dẫn đến việc chị Thùy bị rong huyết là do sử dụng thuốc tránh thay nên đã gây ảnh hưởng đến tử cung và gây nên chảy máu.
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh
Rong kinh thường diễn ra ở cả hai độ tuổi là tuổi dậy thì và tuổi sinh sản.
Ở độ tuổi dậy thì, do nội tiết tố ở vùng núi đôi, tuyến yên, hoặc buồng trứng chưa ổn định và gây ra các biểu hiện của rong kinh, chậm kinh hay mất kinh. Do đó, ở độ tuổi này không đáng lo ngại vì khi nội tiết tố ổn định thì bệnh sẽ tự mất.
Bệnh rong kinh còn diễn ra ở độ tuổi sinh sản. Do bị viêm nhiễm trong quá trình sinh nở hay nạo phá thai gây ra. Hoặc cũng có thể do u cơ cổ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, rối loạn hormone, hoặc một số bệnh lý ở tuyến yên hoặc buồng trứng khác...
Bệnh rong kinh dễ dạng nhận biết hơn với biểu hiện ra kinh nguyệt khi chưa đến ngày. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, do quan hệ sai tư thế khiến âm đạo bị tổn thương hoặc do quá trình tổn thương ở âm đạo, cổ tử cung do nạo phá thai không an toàn hoặc sinh đẻ nhiều.
Cách phòng tránh và điều trị rong kinh
Theo bác sỹ Trần Thế Liệu, để phòng tránh căn bệnh rong kinh – rong huyết, cần phải vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh đó, cần phải hạn chế dùng thuốc tránh thai, cần quan hệ tình dục đúng tư thế để không gây ảnh hưởng đến niêm mạc cổ tử cung.
Cần phải đi khám bác sỹ kịp thời khi có biểu hiện rong kinh – rong huyết, vì bệnh này sẽ gây mất máu nhiều khiến người bệnh bị choáng váng, mệt mỏi,.. gây nên viêm nhiễm nặng và có thể dẫn đến vô sinh. Nếu để nặng thì khả năng điều trị phục hồi xảy ra thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh nở.
Tránh stress, ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi xảy ra biểu hiện của bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều hay làm việc quá sức.
Hiện tại trên thị trường cũng có một số loại thuốc điều trị rong kinh – rong huyết được dùng theo chỉ định của bác sỹ.
Ngoài ra, nếu trường hợp nhẹ cũng có thể dung bài thuốc của đông y như:
Dùng cỏ nhọ nồi để điều trị, vì cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu, rong kinh chảy máu... Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2-3 lần trong một ngày.
Hoặc bạn có thể làm theo bài thuốc dưới đây để trị rong kinh:
- Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Vũ Minh
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Mỗi ngày dành 15 phút thực hiện 4 động tác, bụng dưới hay đùi đầy mỡ sẽ thon gọn ngay